Bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Thói quen vận động ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh về cột sống. Chính vì thế, nhiều người bị thoái hóa có thói quen chạy bộ lo lắng không biết chạy bộ có được không hay nên tập môn thể thao nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
Bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Chạy bộ là bộ môn thể thao được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp nói riêng và nâng cao sức khỏe cơ thể toàn diện nói chung. Việc chạy bộ mỗi ngày sẽ mang đến những tác động tích cực cho hệ xương khớp như sau:
- Giúp cơ bắp được thư giãn, linh hoạt và dẻo dai hơn; phòng ngừa các bệnh về căng cứng cơ, tê bì chân tay,…
- Hỗ trợ cải thiện quá trình lưu thông máu và trao đổi chất giúp chất dinh dưỡng, oxy được vận chuyển đến xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe.
- Phòng ngừa các bệnh về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đốt xương,…
- Hỗ trợ làm lành những tổn thương ở vùng khớp, giúp xương khớp hoạt động ổn định, dẻo dai và bền bỉ.
- Loại bỏ Toxin – hợp chất gây nên tình trạng cứng khớp. Tập luyện chạy bộ thường xuyên sẽ giúp loại bỏ hợp chất này đáng kể.
- Kích thích quá trình sản sinh và liên kết tế bào, giúp các bó cơ tăng sự đàn hồi và linh hoạt hơn.
Có thể thấy, việc chạy bộ có tác động tích cực đối sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, đối với người bị thoái hóa cột sống cần cẩn trọng trong việc chạy bộ hàng ngày. Những người bị thoái hóa cột sống, xương khớp không còn dẻo dai và rất dễ nhạy cảm với những cử động mạnh.
Chính vì vậy, người bị thoái hóa cột sống cần phải chú ý trong việc chạy bộ hàng ngày. Một số lưu ý về việc chạy bộ dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống nhanh chóng mà không gây tổn thương đến xương khớp.
Cách chạy bộ hiệu quả
- Bắt đầu với việc đi bộ nhẹ nhàng, khi cơ và xương khớp đã quen dần, bạn có thể tăng cường độ tập luyện lên.
- Không nên vội vàng bắt đầu với việc chạy với cường độ cao và trong thời gian dày.
- Kết hợp việc hít thở đều đặn để tăng hiệu quả cải thiện sức khỏe.
- Chạy bộ với cường độ đều đặn, luôn ngẩng cao đầu, thẳng lưng và đánh tay nhịp nhàng trong quá trình chạy bộ.
- Nghỉ ngơi khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, độ co giãn tốt dễ dàng cử động.
- Cần ăn nhẹ trước khi chạy bộ để tránh tình trạng mất sức, tụt huyết áp.
- Chạy bộ chỉ là phương pháp hỗ trợ, để cải thiện bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác do chuyên gia chỉ định.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, khoáng chất và vitamin trong quá trình điều trị bệnh.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống.
- Tránh căng thẳng, suy nghĩ và stress quá nhiều, nên nghỉ ngơi hợp lý.
- Không mang vác, vận động mạnh khi bị thoái hóa cột sống.
- Không nên tập luyện các bộ môn thể thao cần sự vận động mạnh như: Nâng tạ, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, đấu kiếm,…
Các môn thể thao tốt cho người bệnh
Ngoài việc duy trì thói quen chạy bộ, người bị thoái hóa cột sống cũng có thể kết hợp những bộ môn thể thao dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh tích cực hơn:
Đi bộ
Đối với những người bị thoái hóa cột sống nặng, việc di chuyển nhanh khi chạy bộ sẽ gây nên những cơn đau khó chịu. Đi bộ là phương pháp thay thế thích hợp trong tình huống này.
Mỗi ngày bạn có thể đi bộ khoảng 30 – 45 phút vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Trong quá trình đi bộ luôn giữ tư thế thẳng lưng, mặt hướng về phía trước. Đi bộ không cần đi quá nhanh, chỉ cần giữ nhịp chân đều đặn. Cùng với đó, người bệnh cũng nên hít thở nhịp nhàng trong quá trình đi bộ.
Thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không
Đạp xe cũng là bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa cột sống nhanh chóng. Việc đạp xe sẽ giúp các cơ và xương khớp được thư giãn, các dây chằng trở nên linh hoạt hơn, đẩy nhanh quá trình phục hồi những phần xương khớp bị tổn thương.
Mỗi ngày, người bệnh nên đạp xe khoảng 30 phút, với quãng đường ngắn khoảng 1 – 3 Km. Bạn nên lựa chọn những quãng đường bằng phẳng, không dốc để tránh những tác động mạnh lên vùng cơ và xương khớp. Sử dụng xe đạp phù hợp với thân hình của cơ thể, tạo cảm giác thoải mái.
Bơi lội
Đối với những người trong giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa cột sống, việc kết hợp bộ môn bơi lội có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Bơi lội giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe, tăng cường quá trình tuần hoàn máu, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến xương khớp.
Bạn có thể bơi lội khoảng 3 buổi/1 tuần, mỗi buổi tập từ 30 – 45 phút. Trong thời gian ban đầu, bạn nên bơi nhẹ nhàng và chậm để cơ thể quen với việc tập luyện, sau đó có thể tăng dần cường độ tập lên.
Yoga
Yoga là phương pháp hoàn hảo không chỉ cải thiện sức khỏe xương khớp mà còn giúp tinh thần được thư giãn thoải mái, dễ chịu. Luyện tập Yoga hàng ngày giúp cơ và xương khớp khỏe mạnh, giảm đau nhức xương khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống toàn diện.
Bạn có thể sử dụng những bài tập Yoga hỗ trợ bệnh thoái hóa cột sống hoặc những bài tập Yoga thông thường mà bạn đã quen sử dụng. Nếu là lần đầu tập Yoga, bạn nên tham tham gia một lớp học để làm quen với Yoga theo đúng phương pháp nhất.
Một số tư thế Yoga tốt cho cột sống, như: tư thế con mèo (Cat Pose), tư thế cây cầu (Bridge Pose), tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose)…
Bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc. Tập luyện thể dục, thể thao sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa cột sống đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi làm quen với một bộ môn thể thao mới.
Có thể bạn quan tâm: