Gai cột sống là một trong những bệnh lý về xương khớp rất phổ biến ở nước ta. Song song với việc cuộc sống ngày càng hiện đại và bận rộn, số người mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì, có cách phòng chống nào hay không? Tất cả các thông tin sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là hiện tượng cột sống xuất hiện các gai xương tỏa ra hai bên, là một biểu hiện của thoái hóa cột sống. Các gai cột sống thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng cột sống cổ và cột sống lưng, thường có xu hướng phát triển âm thầm, khó có thể phát hiện.
Có thể nói gai cột sống là bệnh lý rất thường gặp hiện nay. Sự xuất hiện của các gai cột sống gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động của người bệnh. Không ít người mắc gai cột sống từ sớm nhưng vì chủ quan nên khiến bệnh tình nặng hơn mới chữa trị. Việc phát hiện và điều trị muộn có thể gây ra những hậu quả khó lường. Theo nghiên cứu của các chuyên giá, nam giới có nguy cơ bị mắc gai cột sống cao hơn nữ giới, người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Nguyên nhân gai cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cột sống xuất hiện các gai và thoái hóa. Một số nguyên nhân phổ biến nhất đã được đúc kết bạn có thể lưu ý bao gồm:
- Do tuổi tác: Sự thoái hóa của xương khớp theo thời gian là điều không ai có thể tránh khỏi. Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống đều ở độ tuổi trung niên về già, đã trải qua những giai đoạn lao động vất vả. Cột sống chính là xương sống, là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống xương khớp, đồng thời cũng chịu nhiều áp lực nhiều nhất theo năm tháng.
- Tổn thương cột sống trước đó: Một số người đã từng mắc các bệnh lý về xương khớp, từng gặp các tổn thương cột sống trước đó (gãy xương, nứt xương, thoái hóa, viêm xương…) thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường. Những tổn thương xảy ra từ trước đó sẽ khiến cho cột sống mất cấu trúc vững chắc, suy giảm chức năng và thoái hóa nhanh chóng hơn.
- Do lắng đọng canxi: Lượng canxi trong cơ thể khi dư thừa quá nhiều sẽ không thể hấp thụ được, canxi không thể chuyển hóa trong cơ thể sẽ lắng đọng lại, lâu dần tạo thành các gai cột sống. Đây là nguyên nhân căn bản nhất gây nên căn bệnh thoái hóa xương khớp.
- Vận động nặng, nằm hoặc ngồi sau tư thế: Những đối tượng thường vận động nặng lao động vất vả, hoặc thường xuyên ngồi sai cách đều có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống, dẫn đến gai cột sống. Ngoài ra, những đối tượng mắc bệnh béo phì cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Do yếu tố di truyền: Gai cột sống có khả năng di truyền, tuy nhiên yếu tố này rất thấp. Hầu hết những bệnh nhân mắc gai cột sống đều do quá trình hoạt động và các yếu tố thời gian tác động gây ra.
Dấu hiệu gai cột sống
Gai cột sống ở những giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng hoặc chỉ có những thay đổi rất nhỏ. Để phát hiện tình trạng bệnh, mỗi người cần chú ý tới những biểu hiện cụ thể dưới đây.
- Xuất hiện cảm giác đau đớn ở vùng cổ và thắt lưng: Cảm giác đau đớn này kéo dài, đặc biệt là khi người bệnh hoạt động, xoay người, đứng lên ngồi xuống… Lâu dần, không chỉ ở vùng cột sống mà người bệnh còn xuất hiện cả cảm giác đau đớn ở các chi.
- Tê bì hoặc mất cảm giác cột sống: Hiện tượng tê bì cột sống xảy ra thường xuyên, vì sự phát triển của các gai cột sống có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh. Một số người còn có dấu hiệu đôi khi mất hẳn cảm giác ở cột sống, các khu vực quanh cột sống và các chi.
- Mất cân bằng cơ thể: Cột sống chính là bộ phận định hình cơ thể, giúp con người có thể đi thẳng. Chính vì vậy khi gặp các vấn đề về cuộc sống không ít người mất đi khả năng cân bằng cơ thể khi di chuyển.
- Rối loạn tiểu tiện và đại tiện: Trong trường hợp bệnh diễn biến đến giai đoạn nặng, người bệnh thậm chí có thể bị mất kiểm soát khi đại tiện hoặc tiểu tiện. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở mức độ nguy hiểm cao.
Biến chứng gai cột sống
Gai cột sống nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đó là:
- Biến chứng đau thần kinh tọa
- Gây đau dây thần kinh liên sườn
- Thoát vị đĩa đệm
- Mất cảm giác ở các chi, tê liệt, tàn phế, bại liệt cả đời
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Hầu hết những người mắc gai cột sống không chú ý đến những biểu hiện ở giai đoạn đầu, họ chỉ tìm đến các phương pháp chữa trị khi tình trạng bệnh đã nặng và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Chính sự chủ quan này có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Bệnh gai cột sống lâu ngày có thể chèn lên dây thần kinh, gây ra những cơn đau dai dẳng kéo dài. Chính điều này gây ra ảnh hưởng đến sự vận động thường ngày, thậm chí nhiều bệnh nhân có thể bị teo cơ, hoàn toàn bị bại liệt nếu không được điều trị kịp thời. Kèm theo đó là một số triệu chứng khi bị chèn ép dây thần kinh như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, đi không vững… Ngay cả khi được phẫu thuật loại bỏ gai cột sống, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát bệnh rất cao.
Ngày nay không chỉ những người ở độ tuổi trung niên về già, đối tượng bị mắc các bệnh về xương khớp ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu thoái hóa nào dù là nhỏ nhất.
Gai cột sống có chữa khỏi được không?
Theo thời gian, sự suy yếu của xương khớp và điều không ai có thể tránh khỏi. Trên thực tế, gai cột sống là bệnh lý về xương khớp không có thể chữa khỏi được hoàn toàn.
Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của nền y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các gai cột sống và giảm đi các triệu chứng của căn bệnh. Một số phương pháp điển hình nhất có thể kể đến như: sử dụng thuốc tây y hoặc đông y, sử dụng các bài tập dành riêng cho người gai, áp dụng vật lý trị liệu, phẫu thuật trong trường hợp cần thiết…
Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng của bản thân, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế thế chuyên về xương khớp để được chụp chiếu, tiến hành chẩn đoán bệnh. Từ đó, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.
Phác đồ điều trị gai cột sống hiệu quả
Điều trị các bệnh về xương khớp đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, phối kết hợp nhiều cách thức khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể được áp dụng trong điều trị gai cột sống ngày nay.
Điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây
Hầu hết những người bị gai cột sống sẽ được kê các đơn thuốc Tây sau khi được khám xét bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng nhất bao gồm: thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), Eperisone HCL (thuốc giãn cơ)… Các loại thuốc này sẽ hỗ trợ tối đa trong việc chống viêm, làm xoa dịu những cơn đau cột sống dai dẳng cho các bệnh nhân.
Sử dụng các biện pháp dân gian
Ngày nay, các chuyên gia y tế khuyến khích việc chữa trị bệnh bằng các biện pháp thiên nhiên an toàn và hiệu quả. Các bài thuốc từ thiên nhiên an toàn, không hề tốn kém mà vẫn có thể đem đến hiệu quả chữa trị tốt. Một số bài thuốc thảo dược được áp dụng từ lâu đời có thể kể đến như: trị gai cột sống bằng xương rồng nướng, dùng hạt đu đủ, bài thuốc từ lòng đỏ trứng gà và khế chua, trị bệnh bằng cây ngải cứu…
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt gai cũng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể được chỉ định tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải là người có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hai cách thức phẫu thuật được lựa chọn là phổ nội soi hoặc mổ phanh.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu đem đến tác dụng hỗ trợ điều trị tích cực cho các bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp. Thông thường, vật lý trị liệu dành cho người bị gai cột sống bao gồm: kéo giãn cơ, điện trị liệu, laser, kéo giãn cột sống, sóng ngắn, siêu âm, nhiệt trị liệu, và vận động trị liệu,… Vật lý trị liệu được coi là phương pháp khá an toàn, hầu hết chỉ tác động bên ngoài người bệnh, giúp giảm đi các cơn đau, ngăn ngừa sự phát triển của các gai xương, giúp phục hồi chức năng của cột sống.
Cách phòng ngừa gai cột sống hiệu quả
Gai cột sống là căn bệnh nguy hiểm, khi đã mắc bệnh thì khó có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa gai cột sống, ngay từ hôm nay hãy thay thay đổi cuộc sống của mình bằng những biện pháp dưới đây.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng cách tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, loại bỏ các chất gây hại là cách thức phòng ngừa gai cột sống bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cần đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
- Một số loại thực phẩm nên tăng cường bổ sung: Các loại cá, trái cây và rau xanh, trà xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, hạnh nhân, hạt điều, dầu oliu, đậu, cải xoăn, nấm hương…
- Một số loại thực phẩm không nên ăn: Muối và các đồ ăn nhiều muối, đường và đồ ăn chứa đường, nước ngọt có ga, thịt đỏ (thịt bò, thịt bê, thịt cừu…), bột ngọt, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều chất béo…
Loại bỏ thói quen gây hại cho cột sống
Để giảm thiểu nguy cơ bị gai cột sống, hãy từ bỏ một số thói quen sinh hoạt xấu gây ảnh hưởng tới xương khớp như: ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng quá sức, ngồi quá lâu một chỗ, không thay đổi tư thế… Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi, tạo điều kiện cho xương khớp thư giãn.
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao
Dù bận rộn đến đâu cũng đừng quên dành thời gian mỗi ngày để rèn luyện thể dục thể thao. Đặc biệt đối với dân văn phòng – những đối tượng dành nhiều thời gian bên bàn làm việc nhất, cần phải vận động thường xuyên đều đặn.
Bạn có thể vận động từ các hình thức đơn giản nhất như đạp xe, chạy bộ, thể dục nhịp điệu tại nhà,.. cho đến một số bộ môn như: aerobic, yoga, gym… Miễn sao hình thức vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe, vận động vừa sức là được. Không chỉ tốt cho xương khớp, các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày cũng sẽ giúp khí huyết lưu thông, đầu óc tỉnh táo minh mẫn, giảm căng thẳng mệt mỏi… Từ đó giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.
Hạn chế mang vác vật nặng quá sức
Mang vác các vật nặng quá sức là điều không được khuyến khích dù bạn có mắc các bệnh về xương khớp hay không. Việc mang vác nặng có thể khiến cột sống chịu áp lực lớn, từ đó xảy ra tình trạng cong, vẹo cột sống, lâu dần dẫn đến thoái hóa và xuất hiện gai cột sống. Hãy lựa chọn những công việc thực sự phù hợp với thể lựa của bản thân mình, không nên cố gắng làm những việc quá sức.
Chữa các bệnh về xương khớp kịp thời
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của các bệnh liên quan đến cột sống, hãy lập tức tiến hành khám xét và chữa trị. Đặc biệt, căn bệnh viêm khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra bệnh gai cột sống. Các căn bệnh về cột sống được chữa trị từ sớm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ thoái hóa và xuất hiện gai cột sống nguy hiểm.
Hy vọng bài viết trên sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích về căn bệnh gai cột sống. Hiểu được bệnh mới có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy phòng ngừa bệnh từ sớm bằng các biện pháp được gợi ý trên. Nếu có bất kỳ biểu nào của thoái hóa xương khớp, hãy tìm đến các chuyên gia để được khám và điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!