Ngồi lâu bị tê chân là hiện tượng chắc hẳn ai cũng từng gặp phải. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì, có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin về vấn đề này.
Tại sao ngồi lâu bị tê chân?
Ngồi lâu bị tê chân là ngồi quá lâu một tư thế. Khi bạn ngồi xổm, ngồi chéo chân hay xếp bằng trong một thời gian từ 30 – 45 phút sẽ thấy có hiện tượng bị tê chân. Lý giải cho điều này là do các dây thần kinh bị chèn ép, làm giảm lưu lượng máu từ tĩnh mạch và từ các mô ở chân trở về tìm. Tình trạng này dẫn tới sự ứ đọng máu ở các chi dưới gây ra tình trạng tê chân.
Tuy nhiên, trong y học hiện nay, tê chân được chia làm hai loại đó là tê chân sinh lý và tê chân bệnh lý.
Ngồi lâu bị tê chân do sinh lý
Đối với người bị tê chân sinh lý thì tình trạng tê chân sẽ thuyên giảm khi người bệnh thay đổi tư thế ngồi, không giữ một tư thế quá lâu. Khi này các cơn tê chân sẽ giảm dần và biến mất. Lúc này có thể chắc chắn rằng hiện tượng ngồi lâu bị tên chân bạn đang gặp phải là hiện tượng rất bình thường, do bạn ngồi quá lâu khiến các chi bị tê.
Ngồi lâu bị tê chân do bệnh lý
Tuy nhiên trong trường hợp đã thay đổi tư thế mà tình trạng tê chân vẫn không thuyên giảm, kèm theo đó là triệu chứng này tái phát nhiều lần, mức độ tê lan rộng thì rất có thể bạn đang gặp phải một bệnh lý nào đó, dẫn tới tình trạng tê chân.
Các bệnh lý thường thấy nhất dẫn tới triệu chứng này đó là:
- Tiểu đường
- Nhiễm trùng
- Chấn thương
- Các bệnh lý về xương khớp. Đặc biệt người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm do sự chèn ép của cột sống, nhân nhầy lên dây thần kinh nên sẽ có hiện tượng tê bì chân, tay trong thời gian dài.
- Nguy hiểm hơn đây cũng có thể là dấu hiệu khởi phát của người có khối u chèn ép lên dây thần kinh.
Nếu như bạn ngồi lâu bị tê chân trong thời gian dài, các cơn tê bì kéo dài từ 2- 3 phút thì bạn nên đi khám. Ngoài ra, ngồi lâu bị tê chân khi kèm theo các biểu hiện như: Chân bị thay đổi về màu sắc da, chân sưng tấy, ngón chân có hiện tượng phù nền, hay choáng váng, người mệt mỏi…thì rất có thể đây là triệu chứng báo hiệu cho một bệnh lý nào đó. Việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng, đơn giản hơn.
Cách phòng ngừa tê chân khi ngồi lâu
Để phòng ngừa tê chân khi ngồi lâu bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.
Đối với ngồi lâu bị tê chân sinh lý
- Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, không nên ngồi xổm, ngồi xếp bằng hay bắt chéo chân trong một thời gian quá lâu.
- Khi bị tê chân nên thay đổi tư thế ngồi, massage nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Đối với người bị tê chân bệnh lý
- Cần thăm khám sớm để phát hiện nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.
- Khi phát hiện ra nguyên nhân, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số thuốc phổ biến như thuốc giảm viêm, giảm đau corticosteroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau dành cho người bị bệnh lý về xương khớp.
- Song song với việc sử dụng thuốc, người bị tê chân do xương khớp, thoái hóa cột sống thường sẽ được hướng dẫn tập thêm các bài tập vật lý trị liệu để tăng sự dẻo dai cho xương khớp, giảm bớt các cơn tê bì của tay chân.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Một cách phòng ngừa ngồi lâu bị tê chân khác là hãy lên cho mình một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để giúp cơ thể tránh được tình trạng thiếu máu. Khi này máu sẽ được đưa đến cơ quan để nuôi dưỡng các chi. Bạn có thể bổ sung thêm các loại vitamin A, B6, B12, D, Canxi…. hạn chế các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Ngoài ra thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng là điều bạn nên quan tâm. Các đợt kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn có thể phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn ngay từ giai đoạn đầu, đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm thì giai đoạn đầu thường không có biểu hiện cụ thể, người bệnh hầu như không hề phát hiện ra bản thân có mắc bệnh. Bên cạnh đó người bị bệnh lý về xương khớp cũng có thể phát hiện sớm thông qua các lần thăm khám định kỳ. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn có quá trình điều trị bệnh trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
Ngồi lâu bị tê chân là tình trạng thường hợp. Đây có thể là triệu chứng thông thường, không gây nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước cho nhiều bệnh lý nguy hiểm đang tìm ẩn. Vì vậy đừng nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể. Dựa trên những thông tin chúng tôi đưa ra trong bài viết, hãy thăm khám ngay khi tê chân kéo dài trong thời gian dài và kèm theo những triệu chứng bất thường bạn nhé.