Viêm khớp phản ứng là tình trạng tổn thương bất thường ở khớp nhưng không do nhiễm khuẩn tại khớp. Đây là một thuật ngữ bệnh lý khá mới lạ nên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ căn bệnh này, khiến cho việc nhận diện, điều trị bệnh còn gặp nhiều hạn chế. Vậy viêm khớp phản ứng là như thế nào? Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh là gì?
Viêm khớp phản ứng là gì?
Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là thuật ngữ y khoa được đề cập lần đầu tiên năm 1969, được dùng để chỉ tình trạng viêm khớp xảy ra khi một vị trí nào đó trên cơ thể bị nhiễm trùng. Phản ứng viêm khớp sẽ xảy ra ngay trong hoặc sau khi bị nhiễm trùng này. Đầu tiên, bệnh không xác định được mầm mống gây bệnh.
Đến năm 1999, một nghiên cứu của nhóm chuyên gia y khoa đã đưa ra được một số tác nhân gây bệnh. Chúng thường gồm các mầm bệnh ở đường niệu sinh dục và đường tiêu hóa. Các tác nhân được coi là nguyên nhân gây ra viêm khớp phản ứng gồm khuẩn Chlamydia, Salmonella, Yersinia, Shigella, Escherichia coli,…
Theo đó, hội chứng này thường xảy ra khi cơ thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện ban đầu của bệnh thường xảy ra ở một số khớp thuộc hai chi dưới, khớp cùng xương chậu, cột sống, dây chằng và các điểm bán gân.
Tình trạng này có thể xảy ra ngay khi cơ thể bị nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể xuất hiện sau đó một vài tháng, thậm chí là vài năm. Do đó việc chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh tương đối phức tạp. Thông thường, bệnh thường mắc phải ở những người mang kháng nguyên HLA-B27 và năm trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi.
Hiện nay, bệnh viêm khớp phản ứng vẫn chưa xác định rõ được cơ chế sinh bệnh, chưa thực sự tìm được vi khuẩn ký sinh ngay tại vị trí khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học cho thấy rằng, mã gen là yếu tố đóng vai trò khá quan trọng trong cơ chế hình thành căn bệnh này.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp phản ứng
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp phản ứng nào được khẳng định và thống nhất, trừ trường hợp hội chứng Reiter.
Do đó, việc chẩn đoán, kết luận căn bệnh này chủ yếu căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng, các xét nghiệm chuyên biệt cận lâm sàng và khai thác tiền sử nhiễm khuẩn của người bệnh. Quá trình khai thác tiền sử nhiễm khuẩn chủ yếu tập trung vào đường tiêu hóa và hệ tiết niệu cùng cơ quan sinh dục của người bệnh.
Các chẩn đoán cụ thể như sau:
Chẩn đoán triệu chứng lâm sàng
- Khai thác tiền sử viêm nhiễm đường tiết niệu, cơ quan sinh dục hoặc hệ tiêu hóa của người bệnh trong vòng một tháng trở lại đây khi có biểu hiện của viêm khớp phản ứng. Tuy nhiên, trong các trường hợp viêm nhiễm mức độ nhẹ rất dễ bị bỏ qua.
- Người bệnh gặp phải một số phản ứng viêm toàn thân như: Cơ thể sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu bực bội, có thể kèm theo sụt cân
- Biểu hiện tại hệ cơ, xương khớp với các triệu chứng lệch khớp, mất sự đối xứng giữa các khớp như bình thường. Triệu chứng thường xảy ra ở khớp cổ chân, khớp gối, ngón chân hoặc khớp khớp, vai, khớp cùng xương chậu,…
- Có dấu hiệu viêm ở bao gân, đặc biệt là là gân mắt cá chân và gân gót, viêm ở điểm bám tận cùng của gân cơ. Hoặc có thể xảy ra tình trạng viêm khớp mãn tính, viêm khớp tái phát có tiến triển thành bệnh lý viêm cột sống dính khớp
- Dấu hiệu tổn thương trên da và vùng niêm mạc sinh dục: Trên da xuất hiện tình trạng tróc vảy nến, tổn thương da quy đầu, nhiễm trùng niệu đạo, tăng lớp sừng ở lòng bàn chân, bàn tay, da bìu, có dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt,…
- Phát hiện dấu hiệu tổn thương ở mắt: Người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, lòng mắt đỏ, đau hốc mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc. Một số trường hợp có triệu chứng loét giác mạc mắt.
- Các biểu hiện lâm sàng ở cơ quan khác: Tùy vào từng trường hợp có thể xảy ra tình trạng hồng cầu niệu, có protein niệu quản hoặc viêm màng tim (triệu chứng này rất hiếm gặp).
Chẩn đoán cận lâm sàng
Người bệnh được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá mức độ bệnh, cụ thể như:
- Xét nghiệm máu kiểm tra tốc độ máu lắng, số lượng bạch cầu có biểu hiện tăng nhẹ, có dấu hiệu thiếu máu cấp độ nhẹ cùng các phản ứng protein C, C3 và C4 tăng cao đột biến trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Xác định yếu tố RF nằm ở kết quả âm tính
- Kết quả phân tích nước tiểu xuất hiện protein niệu, hồng cầu niệu
- Trong mẫu xét nghiệm dịch khớp có biểu hiện viêm cấp dạng không đặc hiệu. Kết quả nhuộm gram và thực hiện cấy khớp có kết quả âm tính. Phương pháp giúp chẩn đoán và phân biệt viêm khớp phản ứng với viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ chất thải, dịch tiết đường tiết niệu và dịch tiết hầu họng có sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh
- Thực hiện xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán bệnh có thể có kết quả dương tính với vi khuẩn gây bệnh gồm Salmonella, Chlamydia trachomatis và Campylobacter
- Chụp X-quang khớp không phát hiện tổn thương trong giai đoạn bệnh cấp tính
- Trường hợp viêm khớp phản ứng mãn tính hoặc bệnh tái phát thường xuất hiện các tổn thương tại điểm bám gân, có dấu hiệu viêm khớp cùng vùng chậu, dây chằng bị vôi hóa. Triệu chứng này được sử dụng để phân biệt với dạng viêm cột sống dính khớp.
- Xét nghiệm xác định kháng nguyên HLA-B27 chó thấy có thể có kết quả dương tính trong khoảng 80% trường hợp mắc bệnh.
Chẩn đoán phân biệt bệnh
Người bệnh sẽ được làm một số xét nghiệm chuyên biệt cần thiết. Kết hợp với các kết quả của 2 hạng mục chẩn đoán nêu trên để phân biệt viêm khớp phản ứng với bệnh viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp trong bệnh gout dạng cấp, viêm khớp hệ thống và viêm khớp vảy nến.
Viêm khớp phản ứng bao lâu thì khỏi? Có hết không?
Viêm khớp phả ứng không phổ biến và không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng của viêm khớp phản ứng tập trung ở các khớp, mắt, niệu đạo. Bệnh có thể chữa khỏi sau thời gian điều trị từ 3 – 4 tháng. Nếu bệnh nhẹ, sức đề kháng của người bệnh tốt thì sẽ tự khỏi hoàn toàn trong vòng 1 năm mà không cần phải điều trị.
Một số trường hợp sau điều trị vẫn có thể bị tái phát lại nếu như trước đó không điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Viêm khớp gối tràn dịch là gì? 5 triệu chứng bệnh dễ dàng nhận biết
- Viêm sụn sườn là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh viêm khớp phản ứng và cách chẩn đoán bệnh giúp việc chữa trị được áp dụng phác đồ, mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Hy vọng với những nội dung được chia sẻ đã giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc sức khỏe!