Trượt đốt sống lưng thường xảy ra ở vị trí l4 l5 S1, mặc dù không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chất lượng cũng như chính cột sống của người bệnh sau này. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể tránh tình trạng chủ quan xem nhẹ các triệu chứng của bệnh.
5 nguyên nhân trượt đốt sống lưng l4 l5
Trượt đối sống là tình trạng mà đốt sống lưng trên bị trượt ra đằng trước hoặc sau so với đốt sống lưng dưới. Hiện tại, khá nhiều người bị mắc căn bệnh này, thậm chí là cả người trẻ cũng tuổi cũng bị tình trạng này nhiều.
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao thường là những người làm việc văn phòng hay những người làm việc ngồi lâu, ngồi sai tư thế. Hiện nay, trượt đốt sống được chia ra làm 6 loại chính như sau:
Do bẩm sinh từ nhỏ
Đây là loại trượt đốt sống từ khi mới chỉ niên thiếu, liên quan chủ yếu là do thiếu sản của phần xương cùng, thường sẽ tiến triển hơn rất nhiều. Gồm 2 phân nhóm chính: IA (thiếu mấu khớp, định hướng khe khớp hướng vào trong), IB (thiếu mấu khớp, định hướng khe khớp hướng vào sau).
Tình trạng khuyết eo
Đây là tình trạng liên quan đến phần eo, được chia làm 3 nhóm chính: IIA (huyết eo do người bệnh gãy mệt), IIB (eo dài quá mức), IIC (chấn thương gãy eo).
Do bị thoái hóa đốt sống
Đây là trường hợp bị thoái hóa cột sống, mấu khớp và làm mất đi tính bền vững của cột sống dẫn đến trượt cột sống.
Chấn thương gây ra
Trường hợp do từng bị chấn thương làm gãy cuống sống, làm mất vững của cuộc sống, chính vì vậy đã gây lên tình trạng bị trượt cột sống.
Phẫu thuật để lại
Trường hợp do phẫu thuật gây ra như cắt cung sau hoặc cắt cung mở rộng sẽ dễ dẫn đến trường hợp mất vững cột sống hoặc mất vững trước đó.
Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không?
Theo như nghiên cứu, trượt cột sống được chia ra làm 5 mức độ khác nhau, mức độ này được xác định dựa trên tỉ lệ của phim X quang và quy ước ở tư thế nghiêng. Khoảng cách với độ rộng của thân đốt cột trượt được gọi là tỷ lệ trượt đốt sống lưng.
- Độ 1: Tỷ lệ từ 0% cho đến 25% thân đốt sống
- Độ 2: Tỷ lệ từ 26% cho đến 50% thân đốt sống
- Độ 3: Tỷ lệ từ 51% cho đến 75% thân đốt sống
- Độ 4: Tỷ lệ từ 76% cho đến 100% thân đốt sống
- Độ 5: Đây là giai đoạn cuối cùng cũng là giai đoạn nặng nhất, đốt trên đã bị trượt hoàn toàn so với đốt dưới.
Triệu chứng trượt đốt sống lưng
Khi bệnh mới bắt đầu khởi phát, người bệnh thường có có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào. Chỉ một số trường hợp có triệu chứng đau lưng nhưng cảm giác thoáng qua, nhẹ nên thường bị bỏ qua.
Khi tình trạng trượt đốt sống lưng tiến triển gây những cơn đau thắt lưng sẽ có biểu hiện rõ rệt. Đó là:
- Những cơn đau nhức lưng nhiều, xuất hiện thường xuyên hơn
- Đau tăng nặng hơn khi người bệnh đi đứng, di chuyển, cúi người, ho, hắt hơi, giảm khi nghỉ ngơi
- Cơn đau lan rộng xuống vùng mông, hông, đùi, chân
- Gặp khó khăn khi thay đổi tư thế ngồi sang đứng
- Khi cúi người, ngửa người thỉnh thoảng có thể cảm nhận được sự trượt của đốt sống
Trượt đốt sống lưng nặng có các triệu chứng:
- Tư thế, dáng đi của người bệnh bị thay đổi do cơ thắt lưng bị căng, co cứng. Người bệnh có thể đi khom lưng, cột sống bị cong vẹo.
- Những cơn đau nhức cột sống ở vùng thắt lưng kéo dài thành từng cơn, từng đợt và tần suất tăng.
- Cột sống bị cong vẹo khi đứng, ưỡn quá mức thì người bệnh sẽ giảm đau. Triệu chứng này giúp chẩn đoán được bệnh.
- Bên cạnh đó, người bệnh còn có dấu hiệu bị đau cách hồi. Đó là khi đi, di chuyển bị đau, dừng lại hết đau rồi mới đi tiếp, sau đó lặp lại liên tục. Kèm theo đó là tình trạng căng đau, tê bì chân khi đi bộ. Những dấu hiệu này không xảy ra khi người bệnh đi xe đạp, giúp chẩn đoán phân biệt, tránh nhầm lẫn với thoát vị đĩa đệm.
Cách điều trị trượt đốt sống lưng l4 l5
Hầu hết các trường hợp khi bị trượt đốt sống chỉ cần điều trị nội khoa là có thể khỏi. Các biện pháp điều trị nội khoa bao gồm:
- Cố định bên ngoài, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vận động.
- Nằm nghỉ ngơi
- Điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau.
- Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Các trường hợp sẽ được chỉ định phẫu thuật:
- Điều trị nội khoa sau 6 đến 12 tháng mà không hiệu quả
- Cơn đau tăng lên
- Biến chứng teo cơ, liệt…
Hiện nay, phẫu thuật nắn chỉnh trượt, cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt, ghép xương liên thân đốt lối sau được cho là hiệu quả nhất.
Bài tập thể dục cho người bị trượt đốt sống
Để có một sức khỏe như ý và hạn chế bệnh trượt cột sống, các bác sĩ khuyên bệnh nhân cần phải chăm chỉ luyện tập thường xuyên vào mỗi ngày. Như vậy mới có thể đạt được hiệu quả cao, giúp cân bằng sức khỏe của người bệnh hơn được.
Bài tập đạp xe
Bài tập này giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, cũng như giải tỏa rất nhiều những cơn đau đang hoành hành họ mỗi ngày. Ngoài ra, bài tập này còn giúp cho cơ thể của người bệnh khỏe mạnh và giúp cho cơ thể của người bệnh săn chắc hơn nữa.
Tư thế trẻ con
Đây là một trong những tư thế được áp dụng nhiều nhất và hoàn toàn an tâm về độ an toàn, hiệu quả nhất. Nó giúp cho cơ thể của chính người bệnh mở rộng phần xương và phần lưng dưới giúp giảm nhịp tim rất nhiều.
Đối với bài tập này người bệnh cần đặt một chiếc gối ôm hoặc chiếc gối thường ở ngay giữa 2 đầu gối của người bệnh. Sau đó mở rộng hai chân sao cho mười ngón chân của bạn chạm vào nhau là được. Giữ nguyên tư thế đó đến cho đến khi bạn muốn đổi hướng đầu bạn sang bên kia.
Bài tập vặn mình
Bài tập vặn mình được coi là một trong số những bài tập cực hữu ích đối với những người bị bệnh trượt cột sống. Với bài tập này, người bệnh nên lặp đi lặp lại vào những buổi sáng sớm và buổi tối. Đó là hai khoảng thời gian người bệnh thường tập, đối với những người rảnh rỗi và có thời gian hơn có thể tập vào cả buổi trưa nữa nhé.
Tư thế tựa lưng vào tường
Để cơ thể có thể giãn được thắt lưng, với việc giảm đau hiệu quả người ta thường áp dụng theo cách sau: Nằm xuống, sau đó đặt một chiếc gối nhỏ ở dưới thắt lưng, sau đó đưa chân lên sát với tường sao cho càng sát tường càng tốt, giữ cho hai tay luôn mở rộng và thư giãn.
Hy vọng rằng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trượt đốt sống. Có được một phương pháp thật hiệu quả, để giúp cho bản thân giảm được những cơn đau do trượt đốt sống gây ra. Ngoài ra người bệnh cũng có thể chữa trượt đốt sống bằng đông y vì đây là phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và tìm được cho mình một phương pháp chữa bệnh hợp lý nhất nhé!
Có thể bạn muốn biết:
- Cột sống kêu lục cục, răng rắc do đâu?
- Đau rễ thần kinh cột sống là gì? Nguyên nhân và điều trị