Chứng tê bì chân tay ai cũng bị ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này chỉ một lúc là lại biến mất nên ít được mọi người để ý và cho rằng đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng này thì đừng nên chủ quan nhé. Vì rất có thể nó là một trong các dấu hậu cảnh bảo bạn đang mắc các căn bệnh nguy hiểm đấy. Vậy tê bì chân tay là bệnh gì? Hãy cùng đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tê bì chân tay là bệnh gì?
Bình thường hiện tượng tê bì chân tay chỉ là một phản ứng của cơ thể xảy ra khi mà máu tại các chi không được cung cấp đầy đủ. Từ đó gây ra sự mệt mỏi hay khó chịu cho người bệnh trong chốc lát. Dù không ảnh hưởng đến nhiều đến tính mạng của người gặp phải nhưng nếu tình trạng này xuất hiện liên tục không xác định được nguyên nhân thì lời khuyên là bạn nên đi kiểm tra ngay để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra cách khắc phục phù hợp.
Theo như các chuyên gia cho rằng rất nhiều trường hợp tê bì chân tay chính là biểu hiện của một trong các bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
Cột sống bị thoái hóa
Là một nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất khiến cho người bệnh bị tê bì chân tay. Thoái hóa cột sống khiến cho khớp sụn mài mòn, gai xương mọc lên chèn vào rễ thần kinh gây tê bì từ cổ, lan xuống tay và chân. Theo đó hiện tượng này sẽ xảy ra nhiều vào ban đêm hay khi thay đổi thời tiết.
Địa đệm thoát vị
Thoát vị đĩa đệm hình thành khi mà nhân nhầy ở trong đĩa đệm bị tác động làm cho thoát ra bên ngoài. Từ đó chèn lên các dây thần kinh xung quanh, không chúng không được nuôi dưỡng đầy đủ. Lâu dẫn dẫn đến hiện tượng chân tay tê bì.
Hẹp ống sống
Tình trạng cột sống biến dạng, ống sống thu hẹp lại rồi chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh gây tê bì chân tay. Đặc biệt nếu hẹp ống sống không được chữa trị kịp thời thì rất có thể làm máu lưu thông kém, bị tắc nghẽn, vận động khó khăn.
Bị viêm đa khớp dạng thấp
Những khớp chân hoặc khớp tay bị viêm nhiễm cũng góp phần hình thành lên tê bì chân tay. Thêm vào đó người bệnh sẽ cảm thấy nặng nề hơn mỗi khi đứng, ngồi hoặc nằm một tư thế trong khoảng thời gian dài.
Xơ vữa động mạch
Cũng được đánh giá là một nguyên nhân phổ biến làm chân tay bị tê bì. Được xảy ra khi mà có những khối vật chất bám lên thành mạch bật thường. Gây ra xơ cứng, lòng mạch hẹp, chèn ép lên dây thần kinh. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm rất dễ phát sinh biến chứng như tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Khớp bị thoái hóa
Thoái hóa khớp gây ra các tổn thương ở khớp tay, chân,… cũng làm cho lớp sụn không được nuôi dưỡng đầy đủ. Từ đó làm cho tình trạng chân tay tê bì nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây tê bì tay chân khác
Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì hiện tượng chân tay tê bì còn được bắt nguồn bởi một số yếu tố tác động khác như:
- Vấn đề tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì xương khớp cùng dần thoái hóa, việc dẫn truyền máu đến các chi cũng chậm hơn. Từ đó gây ra tê bì chân tay thường xuyên.
- Chấn thương: Nếu bạn gặp phải một số chấn thương trong lao động, tai nạn,… mà không được chữa trị triệt để thì cũng rất dễ gây ra hiện tượng tê bì.
- Sinh hoạt bị sai tư thế: Nếu duy trì liên tục các tư thế như ngủ lệch, ngồi xổm,… trong thời gian dài thì nguy cơ bị tê bì chân tay rất cao.
- Làm việc không được khoa học: Ngồi qua lâu chính là ví dụ điển hình. Để cải thiện điều này thì bạn cần thay đổi tư thế làm việc ngay lập tức. Tránh ngồi quá lâu mà thay vào đó là cứ tầm 60 phút cần đứng lên đi lại, vận động chân tay.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống thiếu chất cũng làm cho tình trạng tê bì xuất hiện ở nhiều người.
Tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, mặc dù hiện tượng tê bì chân tay không gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu để lâu dài, lặp lại thường xuyên cùng với một vài dấu hiệu dưới đây thì bạn đừng xem nhẹ nhé. Hãy đi kiểm tra ngay để bác sĩ chẩn đoán kịp thời.
- Tứ chi bị tê và rát, có cảm giác giống như bị châm chích kèm theo nóng vì phần rễ thần kinh đang bị tổn thương.
- Các chi bị mất cảm giác vì tê bì chân tay chủ quan để quá lâu không chữa trị
- Tay, chân tê buốt và đau nhức. Ban đầu chỉ thấy đau tại một điểm nhưng sau đó cơn đau lại lan sang cả các bộ phận xung quanh làm cho quá trình vận động bị ảnh hưởng đáng kể.
- Bị tê bì chân tay kèm theo dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, hay quên hoặc đôi lúc bị tê giật, khó thở.
- Tay và chân bị chuột rút hoặc bắp tay chân xuất hiện co thắt đột ngột
- Bị mất kiểm soát một số bộ phận như bàng quang và ruột
Thêm vào đó chứng tê bì chân tay này mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì cũng rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như là ảnh hưởng đến tim mạch, teo cơ, bại liệt, nhồi máu cơ tim, tiểu đường,…
Mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà
Việc tìm kiếm các biện pháp, các cách chữa trị chứng tê bì chân tay tại nhà được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo chữa tê bì dưới đây:
Xoa bóp và bấm huyệt
Phương pháp này khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Giúp máu lưu thông tăng cường, kinh mạch được đả thông và âm dương cũng được cân bằng. Ngoài ra xoa bóp bấm huyệt còn giúp người bệnh giảm căng thẳng, giảm sự co cứng tại cơ và dây thần kinh.
Theo đó, cách xoa bóp được thực hiện như sau:
- Sử dụng 2 bàn tay để chà xát cho cả lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng lên. Tiêp theo vê nhẹ các ngón tay, ngón chân bị tê.
- Muốn hiệu quả hơn thì có thể sử dụng dầu nóng để thoa vào khu vực bị tê khoảng 5 – 10 phút.
Cách bấm huyệt thực hiện như sau:
- Các huyệt nên tác động để giảm ngay cơn tê bì chân tay chính là huyệt Hợp Cốc, Bát Trà, Nội quan, Ngoại Quan và Dương trì.
- Bắt đầu dùng bằng 2 ngón tay trái đề day ấn các huyệt tầm 1 phút. Nếu xuất hiện cảm giác đau tức lan dần ra xung quanh thì là làm đúng cách.
- Ngược lại nếu bấm huyệt chữa tê bì không đúng, xác định sai huyệt đạo thì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy phương pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn.
Chườm nóng
Phương pháp này hỗ trợ tăng cường máu lưu thông đến những khu vực bị tê bì. Đồng thời còn giúp cho gân cơ, dây thần kinh cơ giãn, các cử động chân tay lại trở về trạng thái như bình thường. Chườm nóng sẽ thực hiện như sau: Sử dụng một chiếc khăn sạch để nhúng vào nước nóng rồi vắt ráo nước để chườm lên vùng tay chân bị tê bì. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt nhất.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian như dùng ngải cứu, nghệ hay lá lốt,… để chữa bệnh tê bì chân tay cũng mang đến cho bạn một hiệu quả bất ngờ. Ưu điểm của phương pháp này chính là có độ an toàn cao, lành tính và cách thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để các bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về triệu chứng tê bì chân tay mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất, giải đáp đầy đủ những thắc mắc đang tìm kiếm. Từ đó hiểu rõ hơn về bệnh, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn được cách chữa trị hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn!