Hẹp ống sống là một dạng khiếm khuyết xảy ra tại cột sống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Tuy rằng không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến bại liệt bất kể khi nào. Vậy, bệnh hẹp ống sống có triệu chứng như thế nào? Điều trị ra sao?
Triệu chứng hẹp ống sống
Hẹp ống sống có thể xảy ra ở tất cả các vị trí dọc theo cột sống nhưng thường gặp nhất là hẹp ống sống cổ và hẹp ống sống thắt lưng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh mà mọi người cần biết.
Đối với tình trạng hẹp ống sống cổ
Người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện như: Tê, yếu một tay hoặc cả hai tay, hội chứng đau nhức cổ vai gáy. Nếu trường hợp hẹp ống sống nghiêm trọng thì người bệnh sẽ thấy các cử động chi kém linh hoạt, mất sức khi cầm nắm đồ vật, thậm chí có thể rơi vào trạng thái bại liệt.
Triệu chứng nhận biết hẹp ống sống thắt lưng
Đây là trường hợp hẹp ống sống phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% tổng số trường hợp bị hẹp ống sống. Bệnh khiến rễ thần kinh khu vực thắt lưng bị thắt nghẹt và chèn ép gây ra các triệu chứng như:
- Đau vùng thắt lưng, lưng, mông, hai mặt sau đùi, chân,…Các triệu chứng có thể ập đến bất ngờ một cách dữ dội đột ngột hoặc cũng có thể âm ỉ, tiến triển trong một khoảng thời gian dài tùy theo mức độ bệnh.
- Cảm giác ngứa ran, tê bì như bị châm chích ở chân, vùng mông. Kèm theo triệu chứng đau nhức dữ dội. Tình trạng này xảy ra khi các rễ thần kinh liên tục chèn ép do lòng ống sống bị thu hẹp.
- Hai chân dần mất sức, hoạt động yếu ớt và kém hiệu quả, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Bệnh diễn tiến càng nghiêm trọng, khả năng di chuyển của người bệnh càng bị hạn chế.
- Đau nhức, khó chịu và mệt mỏi khi đi bộ hoặc làm việc. Triệu chứng bệnh có xu hướng giảm nhẹ khi ngồi xuống hoặc nghiêng người về phía trước
- Đi bộ hoặc đứng lâu người bệnh sẽ có cảm giác đau chân. Nếu cúi khom người về phía trước hoặc ngồi xuống thì triệu chứng đau sẽ giảm. Nhưng sẽ tăng nặng trở lại khi đứng thẳng.
- Vùng đuôi ngựa bị tổn thương, người bệnh rơi vào tình trạng đại tiện, tiểu tiện mất tự chủ
Ngoài ra, tùy vào mức độ bệnh lý và yếu tố thể trạng của mỗi người mà hội chứng hẹp ống sống có thể biểu hiện qua các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, những triệu chứng kể trên là dấu hiệu thường gặp nhất. Nếu gặp phải tình trạng này mọi người nên chủ động thăm khám y tế sớm để được can thiệp, điều trị kịp thời.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hẹp ống sống
Bác sĩ chẩn đoán hẹp ống sống dựa vào triệu chứng dấu hiệu lâm sàng kết hợp với chẩn đoán hình ảnh. Các xét nghiệm hình ảnh được chỉ định thực hiện gồm:
- Chụp X-quang cột sống để đánh giá được cấu trúc xương cột sống có bị ảnh hưởng không
- Chụp CT scan ống sống cho biết được kích thước, hình dạng, thành phần của ống sống và những cấu trúc xung quanh của xương
- Chụp MRI phát hiện được sự thoái hóa, phì đại hoặc khối u ở ống sống
- Tủy đồ nhận dạng tủy sống, dây thần kinh và xác định được những chèn ép ảnh hưởng lên tủy sống
Điều trị hẹp ống sống
Việc điều trị bệnh hẹp ống sống sẽ được căn cứ vào mức độ tổn thương của ống sống và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh còn chưa quá nghiêm trọng thì có thể điều trị phương pháp bảo tồn, sử dụng thuốc hoặc các bài tập vật lý trị liệu. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để ngăn chặn các diễn tiến xấu của bệnh.
Cụ thể, các phương pháp điều trị hẹp ống sống gồm:
Điều trị bằng thuốc Tây
Ở các trường hợp hẹp ống sống mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để kiểm soát triệu chứng bệnh, cải thiện tình trạng đau nhức. Với tác dụng của thuốc, người bệnh sẽ vận động, làm việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc bừa bãi để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Trong một số trường hợp cụ thể, có thể bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tiêm ngoài màng cứng để giảm đau tức thời cho người bệnh. Sau khi được tiêm thuốc, triệu chứng đau nhức nhanh chóng lắng xuống. Mặc dù vậy, điều trị hẹp ống sống bằng thuốc hoặc tiêm ngoài màng cứng đều chỉ có tác dụng tạm thời.
Áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn hẹp ống sống là việc kết hợp thuốc điều trị cùng với các bài tập thể dụng kéo giãn cơ và điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, sinh hoạt. Phương pháp giúp làm giảm tần suất và cường độ cơn đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu nhưng không thể khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu điều trị bệnh hẹp ống sống gồm các phương pháp châm cứu, mát xa, kích điện, chườm nóng, chườm lạnh. Hoặc tập luyện thể dục vật lý trị liệu, bài tập giãn cơ,…. giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức bền cơ bắp và tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Từ đó giúp xương khớp cử động nhịp nhàng, linh hoạt hơn. Tuy vậy, điều trị bệnh hẹp ống sống bằng vật lý trị liệu cũng chỉ mang tính chất cải thiện triệu chứng trong một thời gian ngắn.
Phẫu thuật hẹp ống sống
Trong trường hợp các phương pháp điều trị kể trên đều thất bại hoặc triệu chứng bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Người bệnh sẽ được cân nhắc điều trị bằng cách phẫu thuật hẹp ống sống.
Phương pháp này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: Phẫu th, kết hợp dụng cụ hỗ trợ cột sống hoặc loại bỏ đĩa đệm,… Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng cách thực hiện phù hợp.
Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng đau nhức thường gặp của bệnh hẹp ống sống. Tuy nhiên, việc thực hiện đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc và các thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trong một số trường hợp, sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải một số di chứng về cột sống, hơn nữa bệnh vẫn có thể tái phát trở lại sau một thời gian nhất định.
Bài tập hẹp ống sống
Các bài tập hẹp ống sống giúp hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả.
Bài tập với tư thế phủ phục
Thực hiện:
- Ngồi quỳ mông áp vào 2 gót chân
- Hai tay duỗi thẳng rồi đưa người về phía trước đến khi ngực áp sát vào gối
- Giữ tư thế này trong thời gian 30 giây, sau đó từ từ trả cơ thể về với tư thế ban đầu
Mỗi ngày tập 4 – 6 lần.
Bài tập với tư thế nằm đưa chân kiểu diễu hành
Thực hiện như sau:
- Nằm ngửa ở trên sàn tập, 2 chân gập
- Từ từ nâng từng chân một đan xen nhau cách mặt sàn 8 – 10cm
- Thực hiện liên tục trong 30 giây, 2 – 3 lần, nghỉ rồi lặp lại theo thể trạng từng người
Người bệnh cũng có thể tập một số bài tập như nâng người, gập lưng….
Xem thêm:
- Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Cách điều trị nhanh
- Đau cơ lưng xảy ra do nguyên nhân nào? Cách chữa trị
Hẹp ống sống là bệnh lý phổ biến về hệ vận động của cơ thể người. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ rất khó tránh khỏi nguy cơ tàn phế suốt đời nếu điều trị chậm trễ. Do đó, mọi người nên trang bị cho mình những thông tin cơ bản về bệnh và chủ động thăm khám y tế sớm khi gặp các triệu chứng bất thường để được điều trị kịp thời. Chúc bạn đọc sức khỏe!