Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những cách điều trị hiệu quả và khá an toàn. Vậy tiêm ngoài màng cứng là gì, công dụng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào, chi phí bao nhiêu, có xảy ra tác dụng phụ không? Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này.
Tiêm ngoài màng cứng là gì?
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng là tiêm thuốc vào không gian xung quanh tủy sống để giảm viêm tạm thời do thoát vị đĩa đệm gây ra. Những loại thuốc được sử dụng để tiêm ngoài màng cứng bao gồm: thuốc Steroid, thuốc chống viêm và thuốc gây mê.
Phương pháp này có thể làm giảm sưng và đau ở bên trong hoặc xung quanh rễ thần kinh cột sống, cũng như xung quanh những dây thần kinh bị tổn thương mà chưa kịp thời hồi phục.
Bác sĩ có thể sử dụng đèn soi huỳnh quang hoặc chụp cắt lớp CT để xác định vị trí tiêm chính xác. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định cụ thể được khu vực đau để bệnh nhân nhận được lợi ích tối đa từ những mũi tiêm.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng cho những trường hợp sau:
- Phồng lồi đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm làm tổn thương dây thần kinh
- Cột sống bị thu hẹp
- Mổ thoát vị đĩa đệm thất bại gây đau lưng hoặc đau chân mạn tính
- Dây thần kinh cột sống, đốt sống và các mô xung quanh bị chấn thương
- Chấn thương xương
Lưu ý khi tiêm ngoài màng cứng
Trước khi tiến hành tiêm ngoài màng cứng, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị và thay đổi thói quen sử dụng thuốc.
Bạn có thể không được uống hoặc ăn bất cứ thứ gì trong vòng vài giờ trước khi tiêm. Điều này có tác dụng phòng ngừa những cơn đau bụng sau khi tiêm. Bạn cũng có thể được yêu cầu đi vệ sinh hoặc sử dụng thuốc để đi vệ sinh trước khi tiêm ngoài màng cứng.
Bạn có thể được về nhà sau khi tiêm hoặc khi thuốc tê đã hết tác dụng. Tuy nhiên, bạn không được tự đi về nhà hoặc không nên lái xe, điều này sẽ rất nguy hiểm.
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm viêm, đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Một mũi tiêm thường thành công trong việc giảm đau cho khoảng 50% người bệnh.
Tiêm ngoài màng cứng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thường có công dụng ngắn, từ 1 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, phương pháp này có thể giảm đau trong giai đoạn đầu và hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng.
Tóm lại, phương pháp tiêm ngoài màng cứng có thể mang lại một số lợi ích đối với bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Giảm đau và viêm tạm thời hoặc lâu dài cho người bệnh
- Hạn chế các cơn đau để cải thiện các hoạt động hàng ngày
- Xác nhận nguyên nhân của cơn đau cột sống, điều này có thể giúp ích cho việc điều trị
- Hạn chế khả năng phẫu thuật hoặc thực hiện các phương pháp xâm lấn khác
Xem thêm Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Chi phí tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp điều trị này được ra đời từ lâu, kỹ thuật thực hiện đơn giản, đã được nhiều người áp dụng và ghi nhận được kết quả tốt. Ở nước ta cũng nhiều bệnh viện, cơ sở y tế áp dụng. Chi phí tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm không quá cao. Tuy nhiên, tùy từng cơ sở y tế mà có chi phí khác nhau. Do đó, để biết chính xác chi phí hết bao nhiêu, người bệnh nên đến bệnh viện đó thăm khám và tìm hiểu chi tiết về phương pháp này.
Rủi ro khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Theo các chuyên gia, chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng thường rất ít khi xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra một số rủi ro không mong muốn bao gồm:
- Nhiễm trùng: Người bệnh có thể bị nhiễm trùng cột sống hoặc viêm xương tủy sau khi tiêm, tuy nhiên tỷ lệ xảy ra là 0,01% đến 0,1%.
- Thủng màng cứng: Biến chứng này có thể khiến người bệnh bị đau đầu, tỷ lệ xảy ra rủi ro này là 0,3%. Để giảm đau đầu, bác sĩ có thể rút một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch ở cánh tay sau đó tiêm vào khoang ngoài màng cứng.
- Chảy máu: Đây là một một biến chứng hiếm khi xảy ra, thường chỉ xuất hiện ở những người bệnh bị rối loạn chảy máu tiềm ẩn.
- Tổn thương thần kinh: Biến chứng này rất khó xảy ra, tuy nhiên tổn thương có thể xảy ra do nhiễm trùng và chảy máu hoặc chấn thương trực tiếp từ kim tiêm.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu người bệnh đang mang thai hoặc có nghi ngờ mang thai thì nên thông báo cho kỹ thuật viên hoặc bác sĩ bệnh viện. Bức xạ khi xét nghiệm hình ảnh có thể khiến cho thai nhi bị nhiễm bức xạ ánh sáng. Nếu bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm hình ảnh thì bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp phòng ngừa để giảm thiểu cho thai nhi bị nhiễm bức xạ.
- Tủy sống bị tổn thương, có thể gây đột quỵ, nguy hiểm hơn là tử vong: Đây là một biến chứng nguy hiểm nhất, nó thường xảy ra khi bác sĩ đặt mũi tiêm không đúng cách.
Tác dụng phụ khi tiêm ngoài màng cứng
Ngoài những rủi ro ở trên, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Steroid có thể gây nên một số tác dụng phụ, bao gồm:
- Tăng đau cục bộ
- Nhức đầu không không thường xuyên và sẽ được cải thiện trong khoảng 24 giờ
- Mặt đỏ bừng
- Tâm trạng lo lắng bất an
- Mất ngủ
- Sốt, thường hay xảy ra vào ban đêm
- Lượng đường trong máu tăng cao
- Suy giảm khả năng của hệ thống miễn dịch do tác dụng ức chế của steroid
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Viêm khớp hông nghiêm trọng
- Đục thủy tinh thể
Nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải những biến chứng sau đây:
- Bị đau khi ngồi hoặc đứng, cơn đau sẽ giảm khi bạn nằm xuống là dấu hiệu màng cứng đã bị thủng
- Sốt trên 38 độ C trong vòng 24 giờ là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết tiêm
- Mất sự kiểm soát chức năng ở tay và chân
- Mất sự kiểm soát ruột và bàng quang (đại, tiểu tiện không kiểm soát) sau khi gây tê cục bộ
- Xuất hiện các cơn đau dữ dội mà thuốc giảm đau không thể khắc phục
Những thông tin về phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm trên đây hy vọng giúp mỗi người hiểu hơn về biện pháp này. Nhờ vậy mà có cách xử lý
Có thể bạn quan tâm:
- Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Có nên mổ không