Đau nhức xương khớp là hiện tượng tổn thương về hệ cơ xương khớp rất phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi 35 trở ra. Tuy nhiên, do tổn thương về xương khớp có diễn tiến chậm nên có thể mười hoặc mười năm năm sau mới khởi phát với các biểu hiện rõ rệt hơn. Vậy, đau nhức xương khớp là bệnh gì, đặc biệt là những cơn đau nhức khắp người? Điều trị và phòng ngừa như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để tìm được đáp án chính xác nhất.
Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là tình trạng đau mỏi xảy ra ở các khớp, xương và cột sống bên trong cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra ở các khớp lớn, thường phải cử động và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thường ngày. Đặc biệt là ở khớp gối, khớp háng, khớp vai và hệ thống cột sống thắt lưng.
Đây là tổn thương rất phổ biến liên quan đến hệ vận động của cơ thể có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, người cao tuổi, người thường xuyên phải lao động nặng là những đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp nhất.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp có thể là do tác động vật lý nhưng cũng có thể là do bệnh lý gây ra. Vì vậy, hiện tượng này được chia thành hai nhóm là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý. Cụ thể như sau:
Do nguyên nhân bệnh lý
Triệu chứng đau nhức xương khớp do bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể và cũng có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những căn bệnh thường gặp nhất là:
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp được xem là một trong những thủ phạm điển hình gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Tình trạng này thường xảy ra do sự bào mòn của sụn khớp khi bước vào thời kỳ lão hóa. Lớp sụn bị bào mòn sẽ để lộ ra hai đầu xương liền kề khiến chúng ma sát trực tiếp và liên tục cọ xát với nhau. Từ đó gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi khớp xương nhưng khớp gối, khớp cổ tay và khớp vai là các vị trí dễ bị tổn thương mới mức độ nghiêm trọng nhất.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng rối loạn tự miễn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Đây là dạng bệnh mãn tính có nguy cơ dẫn đến tàn phế rất cao. Viêm khớp dạng thấp có thể được nhận biết qua nhiều triệu chứng bất thường ở các khớp như tình trạng cứng khớp, sưng khớp. Nhưng hiện tượng đau nhức xương khớp là triệu chứng bệnh phổ biến nhất.
Bệnh gout
Gout là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa hàm lượng acid uric xảy ra khi cơ thể không thể chuyển hóa được hết lượng đạm được dung nạp. Khi mắc phải căn bệnh này, mọi người sẽ gặp phải tình trạng đau nhức ở xương khớp, đặc biệt là ở các khớp ngón tay, khớp ngón chân, cổ chân. Cơn đau thường có xu hướng tăng nặng về ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt,…
Bệnh loãng xương
Loãng xương là căn bệnh xảy ra khi mật độ xương suy giảm khiến xương mất đi sự dẻo dai, săn chắc như bình thường. Điều này khiến xương trở nên giòn, khô rỗng và dễ gãy hơn. Theo thời gian, bệnh sẽ gây ra hiện tượng đau mỏi dọc theo các đoạn xương dài trên cơ thể như xương đùi, xương cột sống. Kèm theo đó là tình trạng châm chích toàn thân, cơn đau có xu hướng tăng nặng về ban đêm.
Đau nhức xương khớp không do bệnh lý
Các nguyên nhân không do bệnh lý dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp thường gặp nhất là:
Lười vận động
Lười vận động khiến cho cơ khớp và dây chằng bị căng cứng, kém linh hoạt và dần giảm biên độ vận động. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến xương khớp bị đau nhức khi cử động đột ngột hoặc vận động với cường độ mạnh hơn bình thường. Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người làm các công việc mang tính đặc thù như nhân viên văn phòng, người lái xe, nhân viên ngân hàng,….
Lao động quá sức
Sức nặng của đồ vật vượt quá giới hạn chịu đựng của xương khớp khiến bộ phận này phải chịu áp lực lớn. Từ đó khiến cơ, khớp bị đau nhức, mệt mỏi do phải làm việc với cường độ lớn trong một thời gian dài.
Làm việc, nghỉ ngơi sai tư thế
Một số người có thói quen ngồi gù lưng, ngồi cong vẹo cột sống, ưỡn ngực hoặc cúi gục đầu xuống bàn làm việc,… Đều là những yếu tố tác động tiêu cực cho xương khớp. Gây ra cơn đau nhức khó chịu. Đặc biệt là khi vận động mạnh.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì khiến cột sống, xương khớp phải chịu áp lực lớn để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Từ đó, khiến cột sống sớm bị lão hóa và dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp khi còn trẻ tuổi.
Triệu chứng đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là tổn thương dạng mãn tính về hệ vận động diễn tiến trong một thời gian dài. Diễn tiến bệnh diễn ra một cách âm thầm, chậm chạp nên phải qua nhiều năm, thậm chí là hàng chục năm mới được phát hiện. Điều này khiến cho việc chữa trị thường được triển khai khá muộn, làm giảm hiệu quả chữa bệnh và có thể xảy ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Dưới đây là một số triệu chứng đau nhức xương khớp phổ biến mà mọi người cần nắm rõ để phát hiện bệnh kịp thời.
Đau nhức xương khớp khắp người
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu điển hình nhất của các bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp. Cơn đau thường xảy ra âm ỉ, râm ran như kiến bò ở giai đoạn đầu. Khi bệnh phát triển sang giai đoạn nặng, cơn đau dữ dội hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thường ngày.
Triệu chứng cứng khớp
Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc xảy ra vào buổi tối. Điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Mức độ bệnh càng nghiêm trọng tình trạng cứng khớp càng rõ rệt và kéo dài hơn, có thể tạm thời làm mất khả năng cử động khớp.
Khớp bị sưng đỏ
Sưng khớp là phản ứng xảy ra khi khớp bị viêm nhiễm. Kèm theo đó là tình trạng đỏ khớp, phù nề ở các khớp, sờ vào có cảm giác nóng hơn bình thường. Đôi khi chỉ cần chạm nhẹ cũng thấy rất đau. Dần dần khiến cho tầm vận động bị hạn chế rõ rệt.
Khi cử động xuất hiện tiếng kêu ở khớp
Triệu chứng này thường xảy ra khi tổn thương khớp đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này dịch khớp dường như đã cạn kiệt, sụn khớp bị bào mòn để trơ ra các đầu xương. Khi cử động, các đầu xương này sẽ va chạm với nhau khiến khớp phát ra tiếng kêu lục khục, rắc rắc. Kèm theo tình trạng đau nhức xương khớp dữ dội.
Yếu cơ
Yêu cơ là lúc tình trạng đau nhức xương khớp đã diễn ra hết sức nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra do dây thần kinh, mạch máu và tủy sống bị chèn ép trong thời gian dài, cản trở quá trình lưu thông máu và vận chuyển oxy đi nuôi tế bào. Do không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển, các cơ dần bị teo nhỏ lại, yếu ớt và giảm lực cầm nắm, mang vác đồ vật. Đến một thời điểm nào đó sẽ dẫn đến nguy cơ bại liệt.
Biến dạng khớp
Triệu chứng này xảy ra khi sụn, xương và hệ thống dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng. Cấu trúc tế bào bị biến dạng kéo theo hiện tượng lệch khớp, giòn xương,…Tất cả những yếu tố này tác động vào nhau khiến hình thể của hệ thống cơ xương khớp bị biến dạng, mất cân xứng khiến người bệnh vận động một cách rất khó khăn.
Đau nhức xương khớp có chữa khỏi được không?
Đau nhức xương khớp là dạng bệnh mãn tính, có liên quan mật thiết đến sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khi về già. Do đó, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp khắc phục triệu chứng đang được áp dụng mang lại hiệu quả rất tích cực.
Nếu lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì chữa trị thì các tổn thương xương khớp có thể được hồi phục đến 90%. Đồng thời có thể làm chậm sự lão hóa xương khớp, kéo dài tuổi thọ của hệ vận động. Nhờ vậy có thể hạn chế được tối đa các biến chứng nguy hiểm do đau nhức xương khớp gây ra.
Điều trị đau nhức xương khớp
Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp đang được áp dụng phổ biến hiện nay gồm có sử dụng thuốc Tây, chữa đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Việc lựa chọn phác đồ điều trị cụ thể cần căn cứ vào loại bệnh và mức độ tổn thương của mỗi người.
Chữa đau nhức xương khớp bằng Tây y
Thuốc Tây thường được sử dụng để chữa đau nhức xương khớp gồm có:
- Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc thường được chỉ định nhất là tramadol, paracetamol, hydrocodone,…Mang lại tác dụng giảm đau nhanh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và vận động khớp linh hoạt hơn.
- Thuốc kháng viêm NSAIDs: Có thể sử dụng ibuprofen hoặc naproxen,… tùy theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc vừa giúp giảm đau vừa có thể chống viêm, kiểm soát tốt phản ứng viêm xương khớp
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thường dùng là Methotrexate hoặc thuốc hydroxychloroquine,… thường được chỉ định cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Có tác dụng chính là làm chậm diễn tiến của bệnh.
- Nhóm thuốc tác nhân sinh học: Phổ biến là thuốc Infliximab hoặc Etanercept thường được sử dụng kết hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Công dụng chính là tác động vào các phân tử protein có liên quan đến các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp ức chế hệ thống miễn dịch, hạn chế để xảy ra các phản ứng viêm.
- Thuốc dạng tiêm chứa Corticosteroid: Có công dụng làm giảm phản ứng viêm và kiểm soát hệ thống miễn dịch hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây chữa đau nhức xương khớp là phương pháp khá tiện dụng, có thể giúp kiểm soát nhanh tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, thuốc Tây thường chứa các thành phần hoạt chất hóa học nên khó tránh được tác dụng không mong đợi như viêm loét dạ dày, buồn nôn, tức ngực, suy giảm sức đề kháng,… Do đó người bệnh chỉ được sử dụng thuốc Tây khi có sự tư vấn, hướng dẫn cẩn thận của bác sĩ chuyên khoa.
Mẹo dân gian chữa đau nhức xương khớp
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa đau xương khớp bằng các thảo dược quen thuộc như cỏ xước, lá lốt, cây trinh nữ, lá ngải cứu,…. Mẹo dân gian thường mang lại một số ưu điểm nổi bật như lành tính, hiếm khi gây ra tác dụng phụ, chi phí nguyên liệu rất thấp, phù hợp với nhiều đối tượng,… nên được khá nhiều người bệnh lựa chọn.
Những vị thuốc này chủ yếu được dùng để chữa đau nhức xương khớp ở dạng uống và dạng đắp. Cụ thể như sau:
Đối với bài thuốc đắp
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 200g lá lốt hoặc lá ngải cứu rồi cho vào chảo sao nóng với 100g muối trắng
- Đổ hỗn hợp ra miếng vải sạch, buộc kín lại rồi đắp trực tiếp lên các vùng xương khớp bị đau nhức
- Kiên trì thực hiện bài thuốc mỗi ngày khoảng 15 phút sẽ nhận được tác dụng tích cực
Đối với bài thuốc uống
Cách làm như sau:
- Người bệnh rửa sạch 200g nguyên liệu (tùy loại)
- Cho vào ấm, sắc với 2 lít nước, đến khi nước còn lại 1/2 thì dừng
- Dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày, triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ sớm được cải thiện
Vật lý trị liệu chữa xương khớp
Trong trường hợp đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ. Có thể cải thiện bằng tác dụng nhiệt hoặc các động tác thư giãn cơ thì người bệnh có thể áp dụng điều trị bằng vật lý trị liệu.
Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là châm cứu, bấm huyệt, chườm đá,… Sự tác động của nhiệt lượng giúp các mạch máu giãn nở, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp quá trình vận chuyển oxy đi nuôi tế bào diễn ra một cách thuận lợi. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện rõ rệt.
Phẫu thuật chữa đau nhức xương khớp
Nếu tình trạng bệnh đã có những diễn tiến nguy hiểm hoặc không đáp ứng điều trị được bằng thuốc thì bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện phương pháp phẫu thuật. Giúp loại bỏ tổn thương khớp và ngăn chặn các biến chứng xấu của bệnh.
Tuy nhiên, phẫu thuật là việc can thiệp ngoại khoa tác động trực tiếp vào hệ xương khớp của cơ thể. Khó có thể tránh được các rủi ro nguy hiểm sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, không phải tất cả các ca phẫu thuật đều kết thúc một cách thành công, hơn nữa chi phí thực hiện cũng rất tốn kém. Do đó, phương pháp này chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết.
Phòng ngừa đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm về hệ vận động. Những căn bệnh này đều có tính mãn tính, khó chữa dứt điểm. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và làm chậm diễn tiến bệnh hiệu quả nếu xây dựng và duy trì được lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể là:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp, mọi người nên tích cực bổ sung đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng. Tăng cường cung cấp các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe như omega 3, vitamin D, canxi, sắt, magie,…. từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá ngừ, cá hồi, cua, ghẹ, nghêu sò, các loại đậu hạt, rau xanh,…. Đồng thời tránh xa các chất kích thích, đồ uống độc hại chứa cồn hoặc cafein để bảo vệ hệ thống miễn dịch.
Duy trì vóc dáng cân đối, tránh để thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương xương khớp, đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Do đó, mỗi người nên duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ để duy trì vóc dáng, tránh để cơ thể bị tăng cân mất kiểm soát dẫn đến béo phì. Không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống, xương khớp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về tim mạch, huyết áp.
Duy trì các thói quen tốt trong làm việc và sinh hoạt
Nếu làm các công việc mang tính đặc thù, mọi người nên thường xuyên nghỉ giữa giờ. Đứng lên vận động cơ thể, thư giãn cột sống, cơ khớp để giải phóng sự chèn ép mạch máu, dây thần kinh.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế lao động nặng, mang vác, bưng bê đồ đạc quá khả năng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa nguy cơ bị đau nhức xương khớp.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Càng về già, sức khỏe càng suy yếu kéo theo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm về hệ vận động. Vì thế, mọi người nên chủ động xây dựng lịch khám sức khỏe định kỳ để có thể tầm soát sớm triệu chứng bệnh. Việc phát hiện tổn thương sớm sẽ giúp việc chữa trị được tiến hành kịp thời, vừa có thể nâng cao kết quả chữa trị. Vừa giúp hạn chế các biến chứng xấu cho sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng đau nhức xương khớp. Hy vọng với những kiến thức được cung cấp đã giúp mọi người biết cách phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!