Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu về viêm khớp. Tuy nhiên, việc nhận biết triệu chứng, xác định nguyên nhân gây bệnh đang còn gặp khá nhiều hạn chế khiến cho việc khám chữa bệnh chưa thực sự được quan tâm. Để trang bị cho mình những thông tin hữu ích giúp việc phòng ngừa, điều trị bệnh đạt hiệu quả hơn, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là dạng rối loạn tự miễn của cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh gây ra các phản ứng bất thường tại các khớp trên cơ thể. Các tổn thương ở khớp có xu hướng đối xứng và đồng bộ. Nếu một bên khớp bị viêm khớp dạng thấp thì các bên còn lại cũng gặp phải triệu chứng tương tự. Đây cũng chính là đặc trưng của căn bệnh này giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp với bệnh viêm đau khớp thông thường.
Khi các triệu chứng viêm khớp dạng thấp khởi phát, người bệnh thường gặp phải các cơn đau nhức ở khớp. Đồng thời gây ra các phản ứng sưng, viêm ngay tại các đốt ngón tay, ngón chân và các khớp khác trên cơ thể.
Ngoài ra, tổn thương của bệnh còn lan tỏa theo dây thần kinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng loạt cơ quan quan trọng khác trên cơ thể, điển hình nhất là tổn thương mạch máu, mắt, phổi và tim. Biến chứng nặng nề nhất của bệnh là dẫn đến bại liệt, tàn phế nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, mỗi người nên nắm rõ những thông tin cơ bản về triệu chứng của bệnh để biết cách phát hiện và can thiệp y tế sớm nhất.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng rối loạn miễn dịch tự nhiên của cơ thể dẫn đến các phản ứng viêm. Đến nay, các nghiên cứu y học hiện đại vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhan gây bệnh.
Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là tác nhân dẫn đến triệu chứng bệnh bùng phát. Cụ thể như sau:
Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, một người sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm khớp thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 25% so với người khác. Nếu có cả bố và mẹ cùng mắc các bệnh về xương khớp thì người này có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn đến 50% so với các gia đình không có tiền sử mắc bệnh.
Như vậy có thể thấy rằng yếu tố di truyền được xem là một trong những tác nhân phổ biến gây bùng phát bệnh viêm khớp.
Yếu tố môi trường
Những người thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc với môi trường khói bụi, hóa chất, nhiều khí độc,… cũng khiến hệ thống miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn. Từ đó dẫn đến các phản ứng quá khích và gây rối loạn khả năng tự miễn gây bệnh viêm khớp dạng thấp.
Yếu tố tuổi tác và giới tính
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở cả hai giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ở người cao tuổi cao hơn so với người trẻ. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với nam giới.
Sử dụng chất kích thích
Chất kích thích chứa nhiều độc tố gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh ở những người nghiện chất kích thích cũng trầm trọng hơn so với người khác.
Yếu tố cân nặng
Thừa cân, béo phì khiến hệ cơ xương khớp phải chịu áp lực lớn để nâng đỡ và đảm bảo cho hoạt động sống diễn ra bình thường. Tình trạng này kéo dài khiến xương khớp dần bị yếu đi, hệ thống miễn dịch cũng làm việc kém hiệu quả hơn và tấn công nhầm tế bào khỏe mạnh dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
Đặc thù công việc
Tương tự như vấn đề cân nặng, đặc thù công việc cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao của bệnh viêm khớp dạng thấp. Lý do được đưa ra là những công việc đòi hỏi người lao động phải ngồi nhiều, đứng nhiều hoặc mang vác đồ vật quá sức sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp và cột sống. Từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa và bào mòn sụn khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng viêm xảy ra.
Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh về xương khớp khác, các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người không nên lao động quá sức. Nên chia nhỏ khối lượng công việc để cột sống, sụn, xương khớp được nghỉ ngơi thư giãn.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:
Xuất hiện tình trạng sưng và đau khớp
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến và giúp nhận biết bệnh sớm nhất. Các khớp bị viêm thường gây ra phản ứng sưng đau, tấy và nóng đỏ. Triệu chứng bệnh rõ rệt hơn khi sờ nắn vào khớp hoặc lao động nặng.
Tràn dịch khớp
Ngoài ra, tình trạng sưng và đau khớp thường đi liền với triệu chứng tràn dịch khớp. Ban đầu phản ứng này không có tính chất đối xứng nhưng sau đó vài tháng, những bên khớp còn lại cũng sẽ gặp phải hiện tượng này. Lúc này, tầm vận động và khả năng di chuyển của người bệnh sẽ dần bị thu hẹp lại theo diễn tiến của bệnh.
Cứng khớp
Viêm khớp dạng thấp dần khiến lớn sụn khớp bị mỏng dần và để lộ ra phần đầu xương khớp. Khi đó, hai đầu xương liền kề sẽ tăng cường sự ma sát gây ra triệu chứng đau nhức và sưng tấy nghiêm trọng kèm theo biểu hiện cứng khớp. Triệu chứng này thường dễ nhận biết nhất về buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
Teo cơ, chức năng vận động bị giảm
Ngoài các triệu chứng phổ biến nêu trên, đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện thêm tình trạng teo cơ, giảm chức năng vận động, rối loạn khả năng cử động. Sưng tấy các khớp cổ tay, nổi mụn nhọt, cơ thể mệt mỏi, sốt cao,….
Tùy vào yếu tố thể trạng và mức độ bệnh lý của mỗi người tính chất cơn đau và triệu chứng bệnh sẽ có một vài thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu chung của bệnh vẫn là các phản ứng bất thường ở các khớp cổ tay, bàn tay, khớp háng, cổ chân,…làm ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vận động của cơ thể. Nếu nhận thấy một trong số các biểu hiện nêu trên, tốt nhất mọi người nên thăm khám y tế sớm để được chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, viêm khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất về viêm khớp. Nếu các triệu chứng bệnh không được phát hiện và kiểm soát sớm có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Cụ thể như:
Biến chứng loãng xương
Viêm khớp dạng thấp khiến các khớp không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng được dung nạp trong bữa ăn hàng ngày. Tình trạng này kéo dài khiến mật độ xương giảm sút, dẫn đến nguy cơ loãng xương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Hình thành các nốt thấp khớp
Phản ứng viêm kéo dài sẽ dần hình thành nên các cục u sần sùi và cứng xung quanh khớp ngón tay, ngón chân và tất cả các khớp khác trên cơ thể. Sự xuất hiện của các nốt sần này không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của người bệnh mà còn cản trở đến các cử động bình thường của cơ thể.
Nhiễm trùng huyết
Viêm khớp dạng thấp không được điều trị hiệu quả sẽ phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tấn công dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Biến chứng hội chứng ống cổ tay
Các vị trí khớp bị sưng viêm sẽ chèn ép trực tiếp lên hệ thống dây thần kinh cổ tay gây ra hiện tượng viêm gân, viêm bao hoạt dịch. Hệ quả dẫn đến hội chứng ống cổ tay, rối loạn khả năng cử động của bàn tay.
Hội chứng bệnh Sjogren
Đây là biến chứng nguy hiểm khi bệnh viêm khớp dạng thấp chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Hội chứng bệnh Sjogren khiến lượng ẩm ở miệng bị rối loạn gây khô miệng, khô mắt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, huyết áp tắc nghẽn động mạnh, sẹo mô phổi, tắc nghẽn đường thở,…. Trong những diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ, tử vong.
Tóm lại, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh. Do đó, mọi người tuyệt đối không nên chủ quan với căn bệnh này, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh rối loạn tự miễn chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Vì vậy hiện nay y học hiện đại vẫn chưa nghiên cứu thành công phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh vẫn đang được điều trị rất tích cực bằng cách cải thiện triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại và tinh hoa giá trị của y học cổ truyền, việc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể phục hồi đến 80 – 90% tổn thương nếu được chữa trị sớm. Mở ra nhiều cơ hội cho người bệnh có thể chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ và kiên trì điều trị bệnh trong một khoảng thời gian dài để đạt được kết quả tích cực nhất.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, việc điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu vẫn đang được điều trị bằng thuốc Tây và chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền.
Viêm khớp dạng thấp uống thuốc gì?
Thuốc Tây dùng cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Loại thuốc thông dụng nhất là paracetamol, Aspirin, Floctafenin,… Các loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh, giảm các phản ứng sưng tấy gây đau nhức ở các khớp xương, khớp ngón tay. Nhờ công dụng của thuốc, người bệnh có thể cử động khớp linh hoạt và làm việc dễ dàng hơn
- Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid: Phổ biến nhất là aspirin, naproxen, ibuprofen, diclofenac,…Công dụng chính của thuốc là chống viêm và giảm đau, giúp kiểm soát tốt triệu chứng sưng viêm tấy ở các khớp. Đồng thời thuốc có khả năng làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn cản sự tấn công của bạch cầu vào các mô khớp, nhờ vậy phản ứng sưng, viêm khớp được kiểm soát khá hiệu quả. Các loại thuốc mang lại tác dụng nhanh thường được sử dụng gồm: Prednisone, Budesonide, Azathioprin,….
Nhìn chung các nhóm thuốc Tây dùng cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đều mang lại tác dụng nhanh, mang lại hiệu quả tốt trong công dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh, không mang lại hiệu quả lâu dài.
Bên cạnh đó, nếu lạm dụng thuốc Tây, người bệnh có thể đối mặt với một số tác dụng phụ như buồn nôn, bầm tím, phát ban, nổi mẩn,… Đồng thời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, gây tổn thương vĩnh viễn cho dạ dày, thận, tủy xương, viêm giác mạc, rối loạn đông máu. Nghiêm trọng hơn cả là có thể dẫn đến suy tim. Do đó người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ.
Đông y chữa viêm khớp dạng thấp
Theo quan điểm của Đông y, viêm khớp dạng thấp là tổn thương xảy ra khi tà khí phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi vệ khí bị suy yếu dẫn đến tắc khí huyết, cản trở tuần hoàn máu từ đó dẫn đến các phản ứng đau nhức, sưng tấy và tê buồn, đau mỏi ở các khớp xương. Nhất là ở các khớp thường xuyên cử động như ngón tay, cổ tay, ngón chân, cổ chân,… Do đó, để khắc phục tình trạng này cần chú trọng vào việc bài trừ phong thấp, tán hàn và bổ can thận, làm mạnh gân cốt.
Theo đó, Đông y dùng các vị dược liệu quý có công dụng tán hàn, trừ phong thấp, bồi bổ can thận và giúp cường gân, mạnh cốt hiệu quả như đương quy, tỳ giải, độc hoạt, quế chi, phòng phong, bạch thược, ý dĩ, thổ phục linh,…
Từ những dược liệu này, Đông y bào chế, gia giảm thành 3 bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp mang lại hiệu quả tốt đang được nhiều người bệnh tin dùng. Cụ thể gồm:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bạch mao đằng, hy thiêm thảo: Mỗi vị 3 chỉ
- Ngưu tất: 5 chỉ
Cách làm:
- Người bệnh đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi sắc với 500ml đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì dừng
- Chia nước thuốc thành 3 phần, uống sau các bữa ăn. Mỗi thang thuốc uống hết trong ngày
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn trong vòng 30 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Bài thuốc 2:
Các nguyên liệu gồm:
- Hy thiêm, thổ phục linh, ngạch mễ: Mỗi loại 20g
- Kê huyết đằng, tỳ giải và kim ngân hoa: Mỗi vị 16g
- Liên kiều, ý dĩ, đan sâm, hoàng bá, phòng phong, tang chi, tri mẫu và bạch thược: Mỗi vị 12g
- Quế chi, thương truật: 8g mỗi loại
- Cam thảo: 6g
Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, người bệnh đem tất cả đi rửa sạch rồi sắc với 500mol nước trong vòng 30 phút. Chia nước thuốc thành 2 phần, uống hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu:
- Thục địa, đương quy, đỗ trọng, hà thủ ô, thổ phục linh, hy thiêm, kê huyết đằng và đẳng sâm: 12g mỗi vị
- Xuyên khung và ngưu tất: 8g mỗi vị
- Quế chi và kim ngân: 6g mỗi vị
- Can thương: 4g
Người bệnh rửa sạch nguyên liệu sau đó sắc với 500ml khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Dùng nước thuốc thu được uống khi còn ấm và uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang sau khoảng 1 tháng triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Song song với các bài thuốc uống, chữa viêm khớp dạng thấp bằng y học cổ truyền còn có sự kết hợp với liệu pháp châm cứu bấm huyệt. Đây là kỹ thuật chữa viêm khớp dạng thấp bằng cách thông kinh lạc, thư giãn gân cốt được áp dụng từ ngàn đời xưa đến nay.
Liệu pháp châm cứu bấm huyệt không chỉ giúp giảm đau nhanh ở các vị trí bị đau nhức mà còn giúp thư giãn cơ, giải phóng áp lực dây chằng, dây thần kinh. Đồng thời hỗ trợ các cơ quan tăng cường khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất cho sụn khớp. Giúp làm chậm tiến trình lão hóa và sửa chữa tổn thương sụn khớp hiệu quả.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bài thuốc mang lại tác dụng từ trong ra ngoài và tác dụng của châm cứu bấm huyệt từ ngoài vào trong. Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ nhanh chóng được đẩy lùi một cách an toàn, hiệu quả cao và đặc biệt tốt cho các cơ quan ngũ tạng, không gây tác dụng phụ. Vì vậy, mọi người có thể tham khảo phương pháp chữa bệnh này ở các phòng chẩn trị YHCT để sớm hồi phục sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin giải đáp về bệnh viêm khớp dạng thấp và các phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc người bệnh sớm bình phục!