Đôi mắt được xem là tài sản rất lớn trên cơ thể người đã trở thành câu thành ngữ dân gian “giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”. Vì vậy chăm sóc mắt và phòng ngừa các bệnh về mắt là rất cần thiết. Dưới đây, vì cộng đồng sẽ liệt kê một số bệnh thường gặp về mắt và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà mọi người cần biết.
Các bệnh về mắt thường gặp
Mắt là cơ quan khá nhạy cảm trên cơ thể và dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Vì vậy, trong quá trình sinh hoạt, làm việc chúng ta có thể mắc phải rất nhiều bệnh nguy hiểm về mắt. Trong đó 5 căn bệnh dưới đây được cho là phổ biến, thường gặp nhất.
Bệnh cận thị
Cận thị là tình trạng người bệnh bị hạn chế hoặc mất khả năng quan sát vật ở xa. Bệnh cận thị chưa xác định được chính xác nguyên nhân tuy nhiên y học vẫn có chung quan điểm là cận thị xảy ra khi mắt phải làm việc với cường độ cao, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính, quan sát tivi, điện thoại ở cự ly quá gần,…
Ngoài ra, bệnh cận thị cũng có tính chất di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có bộ hoặc mẹ bị cận thị hay mắc các bệnh lý về mắt thì người con cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh võng mạc
Bệnh về võng mạc mắt có 2 dạng thường gặp và có thể gây ra tổn thương đặc biệt nghiêm trọng là màng lưới võng mạc do tiểu đường và tách võng mạc. Khi võng mạc mắt bị tác rời khỏi các lớp liên kết bên ngoài của trong cấu tạo mắt thì thị lực sẽ dần yếu đi hoặc mất hẳn khả năng quan sát.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh về võng mạc dạng tác võng mạc thường mắc phải do dịch lỏng trong cấu tạo mắt tràn vào hố mắt hoặc có nước mắt trong võng mạc. Chất lỏng làm tách rời các lớp dưới mắt dẫn đến tình trạng tách võng mạc.
Với dạng bệnh màng lưới võng mạc do tiểu đường thường xảy ra do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi dịch lỏng bên trong nhãn cầu bị gia tăng áp lực quá mức. Áp lực lớn khiến dây thần kinh thị giác bị phá hủy nghiêm trọng. Đây là một trong những bệnh về mắt điển hình và nguy hiểm nhất có thể dẫn đến biến chứng mù lòa nếu không được điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tăng nhãn áp là sự mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và điều tiết chất dịch lỏng trong nhãn cầu. Bệnh được chia thành 2 loại là:
- Tăng nhãn áp ở góc độ mở: Bệnh không gây ra triệu chứng trong suốt thời gian xảy ra. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì mới được phát hiện dẫn đến khá nhiều di chứng nguy hiểm cho người bệnh
- Tăng nhãn áp góc độ đóng: Có thể phát hiện bệnh sớm hơn thông qua các biểu hiện như mắt đỏ ngầu và đau nhức, đau đầu, thị lực mở, buồn nôn, nôn mửa, có thể thấy ánh hào quang khi quan sát
Bệnh tăng nhãn áp thường xảy ra ở người từ độ tuổi trung niên trở ra. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xả ra ở người trẻ nếu mắt phải làm việc với cường độ cao, không được chăm sóc nghỉ ngơi hợp lý.
Bệnh đục thân mắt
Bệnh đục thân mắt là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị đục hơn bình thường. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp nhận ánh sáng vào tròng mắt, từ đó làm hạn chế khả năng quan sát của mắt. Bệnh thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, việc thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng mạnh, tia cực tím hoặc lạm dụng các loại thuốc Tây trong thời gian dài cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh.
Bệnh đục thân mắt thường được phát hiện khi khả năng quan sát không được cải thiện dù đã sử dụng kính thuốc theo chỉ định. Thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mạnh cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Bệnh về mắt liên quan đến tuyến giáp
Bệnh về mắt liên quan đến tuyến giáp được gọi là nhóm bệnh Thyroid Eye Disease thường mắc phải ở nam giới. Xảy ra do sự rối loạn trao đổi chất ở tuyến giáp. Biểu hiện thường gặp là: Nhãn cầu lồi ra bất thường, hoa mắt, hai mí mắt sưng to, phù nề, giảm thị lực,… Một số trường hợp có kèm theo triệu chứng đỏ mắt, chảy nước mắt và cảm giác cộm khó chịu trong tròng mắt.
Xem thêm: Bệnh quáng gà là gì? Thiếu vitamin gì, có chữa được không?
Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào?
Mắt là một trong những bộ phận rất quan trọng trên cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thường ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bất kỳ một căn bệnh về mắt nào cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe, làm suy giảm năng suất lao động cũng như chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh về mắt là rất cần thiết. Để thực hiện tốt vấn đề này và giữ gìn đôi mắt sáng, khỏe mạnh nhất, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Vệ sinh mắt và rửa tay sạch sẽ bằng nguồn nước sạch là một trong những cách phòng ngừa bệnh về mắt hiệu quả.
- Tạo điều kiện cho mắt được thư giãn, nghỉ ngơi. Tránh làm việc nhiều với máy tính và điện thoại. Nếu làm các công việc mang tính đặc thù, thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính thì nên sử dụng kính thuốc, hạn chế phản chiếu ánh sáng xanh và thường xuyên thực hiện các bài tập quan sát ra xa và chớp mắt để dây thần kinh mắt được nghỉ ngơi.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và chất chống oxy để loại bỏ các gốc tự do gây lại cho cơ thể.
- Bảo vệ mắt khỏi bụi, khói độc, ánh nắng gay gắt,…khi di chuyển trên đường
- Ngồi học, làm việc đúng tư thế, không cúi đầu quá thấp và có đủ ánh sáng cho mắt
- Khi mắt bị bám bụi không nên dụi mà dùng nước sạch để rửa mắt và sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tra mắt khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ
- Thận trọng khi sử dụng thuốc bổ mắt và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về các bệnh về mắt thường gặp và các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc mắt đúng cách. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người có bảo vệ mắt hiệu quả hơn. Chúc sức khỏe!