Viêm họng là một chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, gây nhiều cản trở trong giao tiếp. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này.
Viêm họng là gì?
Viêm họng là một thuật ngữ trong y học chỉ tình trạng viêm nhiễm tại vùng cổ họng. Đặc trưng của nó là gây ra ngứa cổ, ho nhiều,… Đây là một chứng bệnh hô hấp phổ biến, thường xảy ra khi thời tiết xuống thấp.
Chứng bệnh về họng này có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng. Tình trạng sức khỏe ở mỗi người có thể biểu hiện bệnh nhiều hoặc ít hơn. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể biến mất sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, viêm họng có thể gây ra biến chứng như xoang mũi, viêm amidan,… khiến bệnh nhân khó thở và khó dung nạp thức ăn.
Viêm họng xảy ra rất phổ biến. Do đó, nhiều người bệnh thường chủ quan ngay cả khi bệnh diễn ra dài ngày. Chính vì vậy, nó bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ khó hơn rất nhiều bởi bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng giao tiếp và công việc của người bệnh.
Chứng viêm ở họng được chia làm nhiều dạng từ cấp tính đến mãn tính. Trong trường hợp cấp tính, người bệnh có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng, biểu hiện phức tạp, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ.
Triệu chứng viêm họng
Mỗi chứng bệnh trên cơ thể đều biểu hiện qua các triệu chứng. Đối với bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm giác khó chịu ở cổ kèm theo các cơn ho không ngừng. Nhiều người cho rằng, khi chuyển mùa, đây là phản ứng của cơ thể với thời tiết và sẽ biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, nhiều triệu chứng khác của nó lại tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
- Cảm giác khô kèm theo ngứa ngáy: Đây là một triệu chứng ban đầu của viêm họng. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy cổ nóng ran, vướng, đặc biệt là khi nói chuyện do cổ họng bị sưng lên.
- Ho khan: Ho khan là hệ quả của việc cổ bị ngứa khiến cơ thể khó chịu và gây ra phản xạ như muốn tống vật thể ra bên ngoài. Nhiều trường hợp người bệnh có thể ho ra dịch, chất nhầy.
- Sổ mũi, ù tai: Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, viêm họng có thể gây ra triệu chứng ở mũi. Người bệnh sẽ bị chảy chất dịch nhầy liên tục từ mũi. Việc xì mũi và ho nhiều có thể khiến bạn bị ù tai.
- Sốt nhẹ: Viêm nhiễm ở vùng họng có thể gây ra đau đầu và cảm cúm, sốt nhẹ. Chính vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn hoặc bỏ qua. Đến khi bệnh tiến triển xấu, có thể theo xu hướng mãn tính.
- Buồn nôn: Các yếu tố gây hại tấn công vào cổ họng khiếm bộ phận này luôn trong tình trạng nhạy cảm. Do đó, người bệnh mới cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Hơn nữa, nếu điều này có thể gây biếng ăn khi xảy ra ở trẻ em. Nếu để lâu, trẻ có thể bị suy nhược cơ thể.
- Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể. Kể ra hạch gần da nhất, bạn cũng khó có thể nhìn thấy. Do đó, khi triệu này xuất hiện do viêm họng, có thể nó đã bước sang giai đoạn nặng hơn.
- Dịch ở cổ họng đổi màu theo thời gian: Nếu như ở giai đoạn đầu, dịch họng tiết ra rất ít và trong, bạn có thể không cần lo ngại. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài không dứt, dịch trở nên đặc quánh, sẫm màu và nhiều hơn, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.
Nguyên nhân gây viêm họng
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm nhiễm ở họng. Vì vậy, xác định được nguyên nhân giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, tùy vào sức đề kháng của mỗi người mà bệnh có thể được chữa khỏi trong thời gian ngắn hoặc lâu hơn.
Yếu tố virus, vi khuẩn
Virus luôn là một tác nhận gây ra nhiều bệnh cơ thể người. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, mà điển hình là cổ họng. Đây là cơ quan dễ bị tấn công nhất. Theo các chuyên gia nghiên cứu, một số loại virus sau đây thường gây ra chứng viêm ở họng:
- Virus cúm A, B: Virus cúm thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt hoặc do hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm. Virus dễ dàng lây lan sang người khác thông qua việc nói chuyện, giao tiếp hàng ngày.
- Parainfluenza virus: Loại virus này thường gây viêm họng cho trẻ em ở độ tuổi 2 đến 5. Chúng có thể tồn tại quanh năm và dễ lây lan bằng những giọt bắn li ti trong không khí khi tiếp xúc.
- Vi khuẩn liên cầu: Liên cầu khuẩn có thể xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể người có hệ miễn dịch kém. Thông thường, chúng sẽ hướng đến bệnh nhân dưới 15 tuổi. Liên cầu khuẩn lan truyền từ người này sang người khác qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, tụ tập nơi đông người,…
Yếu tố bên ngoài
Bên cạnh các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thì bệnh viêm họng có thể xuất hiện bởi các yếu tố bên ngoài, cụ thể như sau:
- Chất kích thích: Các loại đồ uống hoặc thuốc lá có chứa chất kích thích là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng viêm nhiễm cho cổ họng. Bởi chúng có khả năng gây mòn lớp lót ở bộ phận này. Ngoài ra, phổi cũng là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề khiến hô hấp khó khăn hơn.
- Hóa chất công nghiệp: Các loại thuốc dạng xịt, xăng dầu có thể chứa các chất độc hại cho cơ thể. Vì vậy, khi tiếp xúc trong thời gian dài, niêm mạc ở họng dần bị đốt cháy, gây ra chứng viêm nhiễm ở họng. Nguy hiểm hơn, chúng có thể khiến cơ thể mắc những bệnh khác về da,…
- Cơ thể bị nhiễm lạnh: Như đã đề cập ở phần đầu. Viêm cổ họng xảy ra nhiều khi thời tiết chuyển lạnh, thời tiết khô hanh. Chính việc thay đổi này làm cơ thể dễ dàng bị nhiễm lạnh, cổ họng bị khô, ho nhiều, sổ mũi,…
Cách trị viêm họng tại nhà
Dựa vào các nguyên nhân và triệu chứng ở trên, người bệnh có thể xác định được tình trạng bệnh viêm họng của bản thân. Trong trường hợp người bệnh không có dấu hiệu như xuất huyết, sốt cao cùng các triệu chứng phức tạp khác thì có thể điều trị tại nhà bằng các cách sau đây:
Súc miệng thường xuyên
Súc miệng là một cách đơn giản để bạn làm sạch cổ họng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nước muối loãng thay vì nước lọc thông thường. Trong muối có các thành phần giúp sát khuẩn, làm sạch vùng khoang miệng. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên súc miệng cùng dung dịch này mỗi giờ. Kiên trì thực hiện vài ngày, tình trạng ngứa ngáy họng sẽ không còn hoành hành nữa.
Sử dụng thuốc
Điều trị viêm họng bằng thuốc là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả nhanh. Một số loại thuốc thường được kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm như siro, kẹo ngậm, thuốc xịt họng.
Uống trà gừng
Gừng là một loại thảo dược nổi tiếng với khả năng kháng viêm, chống khuẩn. Do đó, nó đưa vào điều trị bệnh viêm nhiễm ở họng với hiệu quả làm sạch dịch trong khoang miệng và tiêu diệt tác nhân gây hại ở cổ họng. Chính vì vậy, khi bạn có dấu hiệu, hãy uống một tách trà tươi hoặc kết hợp gừng tươi và nước ấm mỗi ngày.
Dùng máy tạo hơi ẩm
Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm xuống thấp chính là thời điểm bệnh viêm họng bùng phát. Do đó, bạn hãy khắc phục bằng cách sử dụng các loại máy tạo ra độ ẩm, máy phun sương trong phòng.
Uống nhiều nước
Viêm nhiễm khiến cổ họng bị khổ. Vì vậy, để đảm bảo độ ẩm cho nó mà giảm tình trạng viêm nhiễm, bạn nên uống một ngụm nước mỗi 15 phút. Điều này rất có ích cho việc đẩy lùi bệnh chứng bệnh ở họng đấy.
Cách chữa viêm họng theo dân gian
Viêm ở họng là chứng bệnh xảy ra hàng năm và xuất hiện ở nhiều người. Vì vậy, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Ưu điểm của chúng là an toàn, lành tính hơn một số loại thuốc trong Tây y.
Rễ cam thảo chữa viêm họng
Rễ cam thảo là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y. Với vị ngọt, nó thường được thêm vào để giảm bớt vị đắng. Tuy nhiên, khi đứng một mình, nó lại có công dụng chữa viêm nhiễm cổ họng rất hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy, loại axit glycyrrhizic có trong cam thảo có khả năng tăng sinh dịch có lợi làm giảm độ đặc của đờm. Sau đó, thông qua phản xạ ho để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Cổ họng sẽ được thông thoáng ngay lập tức.
Người bệnh có thể sử dụng rễ cam thảo theo hai cách như sau:
- Ăn trực tiếp: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị vài rễ cam thảo. Sau đó rửa sạch, nhai cho đến khi ra nước, nuốt nước và bỏ bã. Kiên trì nhiều lần trong ngày để cơn đau họng thuyên giảm nhanh chóng.
- Đun nước: Bạn dùng khoảng 5g rễ cam thảo đun sôi cùng 200-250ml nước trong 15 phút. Để nguội và uống từng ngụm nhỏ để nó có thể thẩm thấu và phát huy tác dụng chữa bệnh.
Củ cải trắng
Củ cải trắng là một loại nguyên liệu được sử dụng trong chế biến món ăn. Do đó, ít người biết đến công dụng chữa bệnh ở họng của nó. Theo nhiều nghiên cứu, củ cải trắng chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp ức chế các loại vi khuẩn gây ra viêm sưng.
Để sử dụng cách này, bạn đọc hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Chuẩn bị: 1 củ cải trắng, vài thìa mật ong.
- Thực hiện: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch, gọt vỏ củ cải trắng và cắt thành những sợi ngắn. Sau đó đem ngâm với mật ong trong hũ kín và để qua 1 đêm. Cuối cùng, hãy chắt lấy phần nước để uống hằng ngày.
Quất chưng với đường phèn
Quất chưng đường phèn là một bài thuốc dân gian được sử dụng rất phổ biến. Quất có vị chua lại có tính ấm giúp giải cảm, tiêu đờm nên được dùng để điều trị viêm họng. Bên cạnh đó, lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây hại.
Đường phèn được sản xuất ra từ củ cải, mía, thốt nốt nên sở hữu vị ngọt thanh. Nhờ đó, nó có thể làm tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế. Do đó, khi kết hợp hai nguyên liệu này, chúng ta đã có công thức điều trị các triệu chứng ngứa họng, đau rát, ho đờm do viêm nhiễm gây ra.
Cách làm món quất chưng đường phèn chữa viêm họng như sau:
- Chuẩn bị: 5 quả quất tươi, đường phèn vừa đủ, có thể thêm mật ong nếu muốn.
- Thực hiện: Rửa sạch và bổ đôi số quất đã chuẩn bị. Sau đó, bạn tiến hành giã đường phèn. Tiếp theo, đem quất và đường phèn hấp cách thủy trong 20 phút. Để nguội và thưởng thức thành phẩm. Kiên trì mỗi ngày để bài thuốc đạt hiệu quả chữa bệnh.
Phòng ngừa viêm họng
Để tình trạng viêm họng không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người thì phòng bệnh là điều cần thực hiện ngay. Các chuyên gia đã khuyến cáo người dân nên thực hiện các điều dưới đây để phòng bệnh đường hô hấp này.
- Viêm họng có tính lây truyền qua giọt bắn hay quá trình nói chuyện. Do đó, bạn nên tránh việc tiếp xúc với người bệnh tới mức tối đa. Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ cũng cần được chấm dứt ngay.
- Luôn giữ thói quen rửa tay, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi và tay là nơi dễ thu nạp chúng nhất. Vì vậy, hãy mang theo nước rửa tay khô để việc làm sạch được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá. Đây chính là nguyên nhân to lớn gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, trong đó có chứng viêm ở họng.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin để hệ miễn dịch được tăng cường. Ngoài ra, tập thể dục mỗi ngày cũng là việc cần làm để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Để ngăn chặn tình trạng viêm họng vào mùa đông, hãy luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là vùng cổ, bàn tay, bàn chân.
Tóm lại, bài viết trên đây đã đưa ra các thông tin về chứng bệnh viêm họng. Mặc dù người bệnh có thể tự khỏi nhưng không ngoại trừ các biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy, bạn hãy đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường. Chúc các bạn luôn khỏe!