Thuốc tiêm giảm đau xương khớp được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng hiểu đúng và biết cách dùng các loại thuốc này. Vậy thực tế khi nào cần sử dụng đến thuốc tiêm giảm đau xương khớp và có những loại thuốc nào trên thị trường hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.
Khi nào được chỉ định tiêm khớp?
Tiêm khớp là kỹ thuật sử dụng kim tiêm đưa thuốc trực tiếp vào bên trong cơ khớp để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh. Tiêm khớp nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực tế đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu là người không có kỹ thuật hay hiểu biết đầy đủ thì khó có thể thực hiện chuẩn xác được.
Trên thực tế, không phải đối với bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tiêm khớp chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường nhưng không đem đến hiệu quả. Phương pháp này được áp dụng cho một số chứng bệnh xương khớp như: Thoái hóa khớp, viêm khớp mãn tính, viêm khớp cổ tay, khuỷu tay, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng…
Một số trường hợp bệnh nhân không nên tiêm khớp: U xương khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, các bệnh lý về thần kinh, nhiễm khuẩn ngoài da, rối loạn đông máu, đái tháo đường, huyết áp bất thường…
Gợi ý các loại thuốc tiêm giảm đau xương khớp
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tiêm giảm đau xương khớp đa dạng trên thị trường. Dưới đây là một số loại thuốc uy tín, thường được sử dụng phổ biến nhất đối với các bệnh nhân.
Corticoid
Corticoid là một trong những loại thuốc giảm đau dạng tiêm được sử dụng khá phổ biến. Đối với loại thuốc này, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm trực tiếp vào vùng xương khớp bị viêm đau. Corticoid có khả năng cắt được những cơn đau dữ dội do viêm xương khớp, thoái hóa… Tuy nhiên loại thuốc này sử dụng quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: Tăng huyết áp, loãng xương, phù nề cơ thể…
Ketogesic
Ketogesic là thuốc tiêm giảm đau xương khớp có dạng dung dịch tiêm không steroid (NSAID). Ketogesic khi đưa vào trong khớp giúp kháng viêm giảm đau rất nhanh chóng. Thông thường, dung dịch sẽ được đưa vào bắp hoặc tĩnh mạch của vùng bị viêm nhiễm. Loại thuốc này thường được chỉ định giảm đau từ trung bình đến nặng, cho những bệnh nhân đã trải qua quá trình phẫu thuật trước đó. Thuốc chống chỉ định với những người từng bị loét dạ dày, suy thận, rối loạn đông máu, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi…
Dopharen
Dopharen là loại thuốc tiêm giảm đau xương khớp thường được sử dụng để chữa viêm khớp phổ biến. Sản phẩm này đem đến khả năng kháng viêm, giảm đau cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp. Đặc biệt ở các vùng như lưng, đầu gối, cổ… Dopharen thường được sử dụng để tiêm bắp, tiêm các mô mềm quanh khớp thay vì tiêm thuốc trực tiếp vào trong khớp. Liều lượng thuốc sẽ có sự thay đổi tùy theo vào tình trạng riêng của từng người bệnh. Lưu ý tránh sử dụng với những người bị loãng xương, cơ thể suy nhược, tránh tiêm vào những vùng đã nhiễm trùng trước đó.
Acid hyaluronic
Acid hyaluronic là chất được Hiệp hội khớp Châu Âu công nhận và đưa vào việc điều trị khớp. Acid hyaluronic thường có trong khớp với vai trò như một loại dịch bôi trơn giúp khớp hoạt động trơn mượt, thuận lợi hơn. Đồng thời khi được tiêm vào khớp cũng sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, ức chế cảm giác đau đớn đối với những người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, khô xơ khớp… Thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối vừa và nặng.
Hậu quả khi tự ý sử dụng thuốc tiêm giảm đau xương khớp
Tiêm thuốc giảm đau xương khớp là phương pháp được nhiều người áp dụng, tuy nhiên không phải việc tiêm thuốc lúc nào cũng có thể đem đến hiệu quả như mong muốn. Việc tự ý sử dụng thuốc tiêm sai kỹ thuật, sai liều có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.
Các loại thuốc tiêm giảm đau xương khớp nếu sử dụng quá nhiều có thể ức chế hình thành collagen, gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi dễ dẫn đến loãng xương. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ bị loét dạ dày, teo tuyến thượng thận, dễ tăng huyết áp…
Thậm chí, có những trường hợp tự ý tiêm hoặc nhờ người không chuyên nghiệp tiêm thuốc trực tiếp vào khớp. Khi tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí, tình trạng viêm có thể nặng hơn, ảnh hưởng đến gân, mạch máu, dễ dẫn tới hoại tử các khớp và nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Sử dụng nhiều có thể gây nhờn thuốc, mất đi tác dụng giảm đau chống viêm như ban đầu.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm giảm đau xương khớp
Thuốc tiêm giảm đau nhức xương khớp đem đến tác dụng hữu hiệu cho những bệnh nhân mắc phải các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng thuốc tiêm giảm đau xương khớp hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý tới một số vấn đề quan trọng dưới đây.
- Trước khi quyết định tiêm khớp, người bệnh cần được tiến hành khám xét kỹ càng, có sự đồng thuận và chỉ dẫn của các chuyên gia y tế chuyên nghiệp.
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh không nên tiêm quá nhiều lần trong một năm vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, một năm chỉ nên tiêm không quá 3 mũi.
- Tuyệt đối không được tự ý tiêm thuốc tại nhà, tiêm khi chưa có sự sát trùng và các biện pháp đảm bảo an toàn đầy đủ.
- Trong quá trình tiêm thuốc để điều trị, người bệnh cần kết hợp tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp.
- Chỉ uống những loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng thời gian, liều lượng. Không được tự ý sử dụng thuốc khác, bỏ thuốc trong quá trình chữa bệnh.
Tìm hiểu:
- Kem xương khớp Flekosteel có tốt không? Cách dùng, giá bao nhiêu?
- Thuốc bổ xương khớp loại nào tốt của Mỹ, Nhật, Úc?
Với bài viết trên đây, độc giả chắc chắn đã có thêm những thông tin hữu ích về việc sử dụng thuốc tiêm giảm đau xương khớp. Để có thể áp dụng kỹ thuật tiêm này, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành tư vấn và tiêm an toàn nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!