Đau xương chậu là tình trạng đau đớn ở vùng bụng phía dưới rốn có thể do các cơ quan ở vùng gần xương chậu bị rối loạn. Những bộ phận đó có thể là: cơ quan sinh sản, bàng quang, trực tràng, ruột thừa, thành bụng, ống niệu, phần dưới động mạch chủ,… Để bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của đau xương chậu, sau đây chúng tôi sẽ liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến đau xương chậu.
Đau xương chậu là triệu chứng của bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương chậu, một số nguyên nhân phổ biến như sau:
Do bệnh xương khớp
Các chuyên gia cho biết có đến 60% bệnh nhân mắc chứng đau xương chậu là do sự tổn thương xương khớp từ bên trong, phổ biến nhất là viêm khớp ở vùng háng, viêm khớp cùng chậu, viêm khớp hông…
Tình trạng này có thể xảy ra do chấn thương, chế độ sinh hoạt làm việc không đúng cách… Nếu do các bệnh lý trên, người bị đau khớp chậu sẽ cảm thấy đau lưng dưới, đau kéo xuống chân, khó đứng lên ngồi xuống, vận động khó khăn… nhưng không có các triệu chứng bất thường liên quan đến bộ phận khác.
Viêm ruột thừa
Là một bộ phận dạng ống mỏng và được gắn kết với ruột già. Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm và sưng dẫn đến gây đau đột ngột vùng xương chậu bên phải. Một số cơn đau sẽ xuất hiện xung quanh bụng rồi di chuyển dần sang bên phải. Những cơn đau này sẽ càng nghiêm trọng nếu như người bệnh hít thở quá sâu hoặc hắt hơi.
Triệu chứng viêm ruột thừa bao gồm:
- Bụng sưng to và đau ở vùng xương chậu
- Bị táo bón và tiêu chảy
- Sốt nhẹ, ăn không ngon miệng
- Nôn mửa liên tục
Viêm loét bàng quang
Bàng quang bị viêm thường do người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này sẽ gây ra các cơn đau xương chậu và vùng bụng dưới rất dữ đội.
Triệu chứng của bệnh như sau:
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau rát khi đi tiểu
- Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít
- Đi tiểu ra máu
- Nước tiểu có màu đục
- Bị sốt nhẹ
Hội chứng ruột kích thích
Người bị mắc hội chứng ruột kích thích thường có cảm giác đau xương chậu và đường ruột. Các cơn đau này chỉ giảm bớt nếu người bệnh có thể đi đại tiện.
Triệu chứng như sau:
- Đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy vào táo bón thường xuyên
- Ợ hơi
- Có chất nhầy ở phân.
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là tình trạng bị nhiễm trùng vi khuẩn đường niệu có thể ở bàng quang, niệu quản hoặc thận. Bệnh này đa phần xuất hiện ở phụ nữ, bệnh sẽ gây ra cảm giác đau dữ dội ở vùng giữa xương chậu hoặc khu vực quanh xương mu.
Triệu chứng của bệnh như sau:
- Người đi tiểu đêm liên tục
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Nước tiểu có màu đục và mùi khó chịu
- Người bị đau xương chậu vùng phía sau
- Có triệu chứng sốt.
Bị nhiễm trùng qua đường tình dục
Có nhiều trường hợp bị nhiễm các vi trùng qua đường tình dục như bệnh lâu hoặc Chlamydia có thể gây ra tình trạng đau xương chậu. Đối với phụ nữ sẽ có cảm giác đau ở vùng chậu đặc biệt là quá trình đi tiểu.
Dấu hiệu của bệnh:
- Dịch âm đạo tiết ra có dấu hiệu bất thường hoặc bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Thường xuyên tiết dịch từ âm đạo và dương vật
- Mủ xuất hiện trong nước tiểu
- Quan hệ tình dục bị đau
- Đi tiểu bị đau rát
- Đi tiểu thường xuyên mất kiểm saots
- Sưng và đau tinh hoàn
- Chảy máu trực tràng và hậu môn
Thoát vị bẹn
Nếu cơ quan hoặc mô bị đẩy lên cơ bụng, lồng ngực hoặc đùi và rời khỏi vị trí ban đầu. Hiện tượng này sẽ làm căng phồng bụng dưới và dây đau đớn. Người bệnh có thể giảm đau nếu nằm xuống. Các cơn đau này có thể gia tăng nếu người mắc phải ho, cười, cúi người hoặc mang vác vật nặng.
Dấu hiệu nhận biết như sau:
- Đau nhức ở vùng xương chậu và vùng bẹn thường xuyên
- Xảy ra áp lực và cảm thấy yếu
- Sưng và đau tinh hoàn ở nam giới
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận
Vi khuẩn xâm nhập vào thận dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thận, điều này sẽ làm các bộ phận như: bụng dưới, háng, vùng xương chậu, lưng,… bị đau nhức dữ dội.
Sỏi thận hình thành do sự tích tụ của các khoáng chất như Canxi hoặc Axit Uric bên trong nước tiểu. Sỏi thận hầu như không có triệu chứng mà chỉ có thể phát hiện nếu được kiểm tra và nội soi.
Những cơn đau do nhiễm trùng và sỏi thận thường đau xương chậu bên phải hoặc trái và vùng lưng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh:
- Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu hồng và nâu
- Nước tiểu đục và có mùi hôi khó chịu
- Tiểu đêm thường xuyên mà không thể kiểm soát
- Nóng rát khó chịu khi đi tiểu
- Nôn và buồn nôn thường xuyên
- Có dấu hiệu sốt, ớn lạnh.
Nếu đau xương chậu bạn cần có biện pháp thăm khám và xử lý kịp thời tình trạng này để giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh.
Cách chẩn đoán bệnh do đau xương chậu
Để chẩn đoán được nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức vùng xương chậu thì mỗi đơn vị y tế cần thực hiện những phương pháp sau đây:
- Kiểm tra xác định tổn thương vùng chậu: Bước này sẽ giúp xác định và đảm bảo không xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, vùng chậu tăng trưởng bất thường hoặc có căng thẳng.
- Siêu âm: Nhờ sử dụng sóng âm thành tần số cao và phản chiếu hình ảnh chính xác của vùng xương chậu. Bước này giúp đảm bảo rằng không có bất kì khối u hoặc u nang nào xuất hiện bên trong các bộ phận của vùng chậu như: Tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,…
- Các xét nghiệm bằng hình ảnh khác: Các biện pháp như chụp X – quang, cắt lớp hoặc cộng hưởng từ cũng được thực hiện để phát hiện ra sớm những dấu hiệu bất thường khiến đau xương chậu.
- Nội soi ổ bụng: Đây là thủ thuật sẽ giúp đảm bảo các cơ quan ở vùng chậu không xuất hiện các dấu hiệu như nhiễm trùng,…
- Xét nghiệm máu: Bước cuối cùng trong quá trình chẩn đoán, bước này sẽ đảm bảo xác nhận các bệnh lý như nhiễm trùng lậu hoặc Chlamydia. Đây cũng là phương pháp giúp kiểm tra số lượng tế bào máu cũng như phân tích thành phần nước tiểu để phát hiện sớm những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cách điều trị đau xương chậu
Các bác sĩ và chuyên gia sẽ tùy thuộc vào tình trạng đau và nguyên nhân gây bệnh để đề xuất cho bệnh nhân phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Chữa đau vùng xương chậu bằng thuốc: Bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc sau để hỗ trợ điều trị:
- Thuốc giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen hoặc Acetaminophen dùng để cải thiện tình trạng đau vùng xương chậu.
- Thuốc kháng sinh: hỗ trợ giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Thường xuyên xoa bóp cũng là cách tốt để thư giãn và cải thiện nhanh chóng các cơn đau.
- Kích thích thần kinh tủy sống: Biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn truyền tín các tín hiệu đến não, giúp người bệnh giảm thiểu cơn đau.
- Tiêm thuốc trực tiếp: Nếu xác định được điểm đau cụ thể thì các bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào chỗ đau để gây tê và ngăn chặn nhanh chóng các cơn đau.
Thông tin về đau xương chậu trên đây mong rằng giúp bạn đọc hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn của các cơn đau. Từ đó khi những cơn đau xuất hiện chủ động đến bệnh viện thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
>> Tìm hiểu:
- Đau xương hông bên phải là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
- Viêm đa khớp cách phục hồi an toàn và hiệu quả