Đau đầu gối nhưng không sưng là dấu hiệu chung của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ tình trạng này dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Để xác định chính xác nguyên nhân và biết cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân đau đầu gối nhưng không sưng
Đau đầu gối nhưng không sưng là dấu hiệu cho thấy đầu gối đang gặp phải một tổn thương nào đó liên quan đến xương khớp. Cụ, thể các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này là:
Viêm bao hoạt dịch
Bệnh viêm bao hoạt dịch xảy ra khi bao chứa nhân nhầy ở các khớp bị nhiễm trùng. Điều này khiến cho các đầu khớp tăng cường ma sát với nhau gây ra cảm giác đau nhức nhưng không sưng. Vì thế ở giai đoạn đầu bệnh ít khi được phát hiện sớm dẫn đến các phản ứng sưng, viêm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau đầu gối không sưng
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn tự miễn của hệ xương khớp dẫn đến tình trạng sưng tấy ở khác khớp. Nhất là ở khớp gối và khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, cổ chân. Tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra thường đau, nhức, khó chịu, ít khi đi kèm triệu chứng sưng.
Đau đầu gối không sưng do bệnh gout
Bệnh gout là hiện tượng rối loạn chuyển hóa urat gây ra tình trạng sưng tấy ở khớp. Triệu chứng bệnh chủ yếu xảy ra ở các điểm cuối của ống xương như khớp gối, khớp ngón tay, khớp ngón chân,…
Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp phải một biểu hiện đi kèm như nóng khớp, tấy đỏ khớp, khớp biến dạng. Ít khi gây ra tình trạng sưng.
Bệnh thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối không sưng
Thoái hóa khớp gối xảy ra theo sự lão hóa tự nhiên của xương khớp thường gặp ở người già. Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc cũng khiến khớp xương bị lão hóa sớm hơn so với người khác.
Khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp, cứng khớp, khả năng vận động khớp bị hạn chế nhưng không sưng.
Thoái hóa khớp gối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của chi dưới. Nếu để kéo dài, các khối cơ ở chần sẽ dần bị teo nhỏ, rối loạn cảm giác. Cuối cùng dẫn đến biến chứng liệt chi, tàn phế.
Bệnh lao cột sống
Lao cột sống cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh lao cột sống là những cơn đau xuất hiện âm ỉ, kéo dài khi nghỉ ngơi. Khi di chuyển hoặc lao động nặng, cơn đau sẽ bùng phát dữ dội. Cơn đau có tính chất lặp lại thường xuyên trong ngày nhưng không có dấu hiệu sưng hay nóng khớp.
Thừa cân, béo phì dễ gây đau đầu gối nhưng không sưng
Khớp gối là bộ phận chịu trách nhiệm quan trọng trong việc nâng đỡ và duy trì các hoạt động thường ngày của cơ thể. Trọng lượng cân nặng quá khổ so với giới hạn chịu đựng của khớp gối sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa và gây áp lực lớn cho khớp gối. Từ đó gây ra những cơn đau đầu gối âm ỉ kéo dài.
Mặc dù không sưng nó sẽ khiến xương khớp dần mất đi sự linh hoạt, dẻo dai và săn chắc. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, thoái hóa khớp, gout, mỡ máu,…
Phòng ngừa và điều trị đau đầu gối nhưng không sưng
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và điều trị tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng hiệu quả mọi người có thể tham khảo áp dụng.
Duy trì cân nặng hợp lý
Sự tăng cân mất kiểm soát dẫn đến thừa cân, béo phì là nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng. Do đó mọi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát tốt cân nặng để hạn chế gây áp lực đến cột sống và xương khớp.
Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý
Khi bị đau đầu gối nhưng không sưng, người bệnh cần sắp xếp thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế lao động quá sức, ngủ không đủ giấc hoặc giờ giấc sinh hoạt thất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tích cực vận động thể chất
Người bị đau đầu gối nhưng không sưng cần được nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên vẫn cần phải tích cực rèn luyện thể lực, tập luyện thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sự linh hoạt cho khớp gối. Từ đó hỗ trợ giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Canxi, chất xơ, khoáng chất,… đều là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, giúp xương khớp săn chắc và dẻo dai. Do đó người bệnh cần tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, sữa, trứng, thịt bò, hải sản,… để đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương xương khớp hiệu quả.
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Cụ thể là Paracetamol, Ibuprofen, Meloxicam,…. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã giúp người bệnh sớm khắc phục triệu chứng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúc sức khỏe!