Đau khớp háng bên phải là tổn thương khá thường gặp ở người cao tuổi và người thường xuyên phải lao động nặng. Đây có thể là dấu hiệu chung của nhiều bệnh lý về xương khớp mà chúng ta cần nắm rõ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau khớp háng bên phải? Cải thiện triệu chứng này như thế nào?
Đau khớp háng bên phải do đâu?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng đau khớp háng bên phải có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất vẫn là các bệnh lý sau:
Bệnh thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng chủ yếu xảy ra khi cơ thể bước vào thời kỳ lão hóa do yếu tố tuổi tác. Tình trạng này khiến cho lớp sụn khớp dần bị bào mòn và dịch nhầy bôi trơn đầu khớp dần cạn kiệt mà không thể tái tạo lại như ban đầu để nuôi dưỡng đầu khớp. Từ đó khiến cho các đầu khớp ma sát trực tiếp với nhau phát ra các âm thanh bất thường khi cử động.
Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh sẽ thấy đầu khớp sưng đau, nóng đỏ, đau khớp háng bên phải khi cử động. Đặc biệt là khi thường xuyên phải di chuyển hoặc lao động nặng.
Bệnh viêm khớp háng
Đau khớp háng bên phải cũng có thể là do viêm khớp háng gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em có thể mắc phải do nhiễm trùng hoặc di truyền từ bố mẹ. Nếu không được can thiệp sớm có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất của trẻ về sau này.
Bệnh trật khớp háng
Trật khớp háng thường xảy ra khi người bệnh luyện tập thể chất quá giới hạn chịu đựng của khớp háng. Từ đó gây ra các cơn đau đột ngột ở khớp háng bên phải hoặc bên trái. Cơn đau kéo dài có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động khớp háng. Vì thế nếu gặp phải tình trạng này người bệnh cần được kiểm tra, thăm khám kịp thời để có biện pháp xử lý đúng đắn.
Bệnh loạn sản khớp háng tiến triển
Loạn sản khớp háng tiến triển là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều dạng tổn thương khác nhau. Thường gặp nhất là loạn sản ổ cối, loạn sản khớp háng, trật khớp háng tiến triển,….
Tuy nhiên dù diễn ra ở dạng nào thì đa số người bệnh cũng gặp phải triệu chứng đau khớp háng bên phải, giảm biên độ vận động, đau nhức khớp háng khi di chuyển, tính chất cơn đau có thể khác nhau giữa từng người và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
Biện pháp khắc phục đau khớp háng bên phải
Một số biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức khớp háng bên phải được áp dụng gồm:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Khi gặp triệu chứng đau khớp háng bên phải, người bệnh cần hạn chế tối đa các hoạt động gây tổn thương đến khớp háng như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đạp xe, khuân vác vật nặng, chơi thể thao,…. để khớp được nghỉ ngơi, thư giãn và dần phục hồi về trạng thái ban đầu.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu tình trạng đau nhức có diễn tiến nặng và không có biểu hiện thuyên giảm khi nghỉ ngơi người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng một số loại thuốc giảm đau cần thiết. Thuốc Tây giúp giảm đau thường được sử dụng phổ biến nhất là ibuprofen, aspirin,…Tuy nhiên người bệnh không được lạm dụng các loại thuốc này để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Phẫu thuật chữa đau khớp háng bên phải
Trong trường hợp đau khớp háng bên phải đã chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng. Không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp giảm đau tại nhà thì người bệnh sẽ được tư vấn chỉ định điều trị bằng biện pháp can thiệp ngoại khoa.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật loại bỏ tổn thương khớp hoặc thay khớp háng nhân tạo. Đây được xem là giải pháp cuối cùng để giải tỏa cơn đau và phục hồi chức năng vận động bình thường cho người bệnh. Tuy nhiên quá trình phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định và chi phí thực hiện khá tốn kém.
Nội dung bài viết cho thất đau khớp bên háng bên phải có thể là dấu hiệu chung của nhiều bệnh lý khác nhau. Các căn bệnh này đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy mọi người cần lưu ý đến vấn đề này để có biện pháp can thiệp kịp thời.