Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng cho hiệu quả cực tốt. Tuy nhiên, ngoài những mặt có lợi, thì cách chữa này cũng có nhiều điểm hạn chế. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Lá bàng chữa tổ đỉa được không?
Tổ đỉa là bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da. Các triệu chứng điển hình của bệnh như mọc nốt mụn nước kèm theo ngứa rát. Hầu hết người bệnh thường cảm thấy khó chịu, bực tức bởi các nốt mụn thường khu trú tại lòng bàn tay và chân gây hạn chế trong các hoạt động cầm nắm, đi lại.
Bệnh không có khả năng lây lan trực tiếp giữa người với người nhưng có khả năng phát tán các nốt mụn nước một cách nhanh chóng ra toàn cơ thể. Ngoài ra, bệnh tổ đỉa không có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn vì những triệu chứng dễ dàng tái phát.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng phương pháp chữa tổ đỉa bằng lá bàng bởi những công dụng mà chúng đem lại. Vậy, thực hư vấn đề này là như thế nào?
Theo các bác sĩ Đông Y, lá bàng có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, tẩy uế hiệu quả. Vì lẽ đó, chúng thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh do viêm da như vảy nến, dị ứng và tổ đỉa. Nhưng các phương pháp chữa trị bằng lá bàng chỉ dừng lại ở mức độ bệnh nhẹ. Vì vậy, đối với các trường hợp bệnh nặng thì đa phần không hiệu quả.
Theo y học hiện đại, các hoạt chất có trong lá bàng bao gồm tanin, phytosterol, flavonoid,…có vai trò chữa lành các vết thương hở trên da. Đồng thời lá bàng cũng giúp giảm ngứa, hỗ trợ giảm đau tốt. Ngoài ra, các chất oxy hóa có trong lá bàng giúp tăng cường sức đề kháng cho tế bào biểu mô ngăn ngừa các tác nhân như nấm, vi khuẩn và virus xâm nhập gây bội nhiễm.
Tóm lại, để đánh giá lá bàng chữa tổ đỉa được không, người bệnh cần căn cứ trên hai phương diện sau:
- Tích cực: Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và cực kì an toàn. Do đó, các bài thuốc từ lá bàng giúp chữa trị bệnh tổ đỉa thường không gây nguy hại đến tính mạng khi sử dụng trong thời gian dài mà ngược lại còn cho hiệu quả tốt.
- Tiêu cực: Tốn thời gian, không cho kết quả nhanh như các phương pháp chữa trị khác. Mất thời gian đun sắc, giã đắp nên dễ gây nản lòng. Hiệu quả không cao nếu nguyên liệu không đảm bảo cũng như cách thực hiện không đúng quy trình.
Ngoài các bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa bằng lá bàng, chúng tôi nhận thấy lá lốt cũng có nhiều lợi ích tốt trong chữa trị căn bệnh này. Vậy, phương pháp chữa trị này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết: Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có tốt không?
Cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản
Các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng lá bàng thường được các bác sĩ khuyên sử dụng theo đúng lộ trình, đúng liều lượng nhằm cho hiệu quả tốt nhất. Khi thường xuyên lạm dụng các bài thuốc khiến bệnh không những không khỏi mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các cách đơn giản mà người bệnh nên tham khảo:
Sử dụng nước sắc lá bàng để chữa tổ đỉa
Đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Theo đó, nước lá bàng có tác dụng làm sạch vùng da bị tổn thương, giúp tiêu viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Đây được coi là phương pháp chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản nhất hiện nay.
Nguyên liệu: Lá bàng non (15 lá), muối hạt (15g).
Cách sử dụng: Đầu tiên, rửa sạch lá bàng non và ngâm với nước muối loãng. Sau 10 phút, vớt ra để ráo rồi tiến hành vò nát và cho vào ấm. Cuối cùng thêm 3 lít nước và đem sắc với lửa nhỏ đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp. Để nước nguội vừa phải và tiến hành lấy ra để ngâm vùng da bị tổ đỉa. Để bài thuốc có công dụng tốt, người bệnh nên sử dụng thường xuyên 1 lần/ngày, liên tục trong khoảng 20 ngày.
Sử dụng bài thuốc từ nước cốt lá bàng
Ngoài cách sử dụng nước sắc lá bàng để ngâm tay và chân thì người bệnh cũng có thể dùng nước cốt lá bàng để chữa tổ đỉa. Hiệu quả đem lại của bài thuốc cũng được các chuyên gia đánh giá cao.
Nguyên liệu: Lá bàng (20 lá).
Cách sử dụng: Lá bàng được hái và đem rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút. Đem vớt lá bàng đã ngâm nước muối ra cho ráo và tiến hành giã nhuyễn với một chút nước sạch. Sau khi giã xong, đem bỏ bã và giữ lại nước cốt dùng để bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương. Đợi vết bôi đã khô, người bệnh có thể bôi tiếp khoảng 2 – 3 lần và cuối cùng đem rửa lại với nước ấm. Bệnh nhân cần sử dụng thường xuyên ngày 1 lần bôi và sau 15 ngày tình trạng bệnh sẽ được đẩy lùi.
Sử dụng bài thuốc xông hơi bằng lá bàng
Thực tế, bài thuốc chữa tổ đỉa bằng lá bàng này đã được nhiều bệnh nhân thực hiện và cho kết quả rất tích cực. Khi dùng lá bàng xông hơi sẽ giúp sát khuẩn mạnh và làm sạch vết thương, đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
Nguyên liệu: Lá bàng dạng bánh tẻ (30 lá).
Cách sử dụng: Chọn các lá bánh tẻ tươi và đem rửa sạch để loại bỏ các chất cặn bẩn. Sau đó, ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút và đem vớt ra cho ráo nước. Xếp các lá bàng vào nồi có chứa khoảng 3 lít nước rồi đem đun sôi. Thực hiện đun sôi kỹ hơn 15 phút thì tắt bếp. Nước lá bàng đã đun sôi đem đổ ra chậu và tiến hành xông hơi các vùng da nhiễm tổ đỉa. Sau 20 phút xông hơi, nước còn ấm người bệnh có thể sử dụng nước để tắm. Thực hiện liên tục 2 lần/tuần để giúp giảm ngứa rát và căng cứng tại các nốt mụn nước.
Tuy nhiên, với bài thuốc này người bệnh cần lưu ý tránh để tình trạng hơi nước tiếp xúc quá gần với da bởi rất dễ gây bỏng.
Lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng lá bàng
Lá bàng được biết đến là dược phẩm rất lành tính, tuy nhiên nếu lựa chọn và sử dụng sai cách rất dễ gây phản tác dụng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh mất công sức, thời gian nhưng không có hiệu quả.
- Các bài thuốc từ lá bàng chỉ có tác dụng hỗ trợ bệnh tổ đỉa không có tác dụng chữa dứt điểm bệnh.
- Các phương pháp chỉ phù hợp để chữa trị bệnh ở giai đoạn nhẹ. Nếu giai đoạn bệnh nặng, người bệnh nên sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Bên cạnh đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
- Cẩn trọng trong quá trình lựa chọn cũng như quy trình thực hiện để đảm bảo nguyên liệu sạch và an toàn.
- Trong quá trình sử dụng lá bàng, nếu gặp các tác dụng phụ không mong muốn như mẩn ngứa, rát da thì cần dừng lại ngay.
Tóm lại, các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng lá bàng đã được chúng tôi giới thiệu trên đây. Theo các chuyên gia, các bài thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời ở giai đoạn nhẹ nên người bệnh cần cân nhắc dùng. Hơn nữa, hầu hết các cách sử dụng lá bàng chỉ được truyền miệng chưa có kiểm chứng rõ ràng. Nếu người bệnh vẫn muốn áp dụng thì trước hết cần được bác sĩ tư vấn và giải đáp kỹ lưỡng.
Theo: Vicongdong