Bệnh án viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền tóm gọn quá trình thăm khám, chẩn trị vấn đề sức khỏe bệnh của người bị viêm khớp dạng thấp. Để hiểu rõ hơn về bệnh án, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh án viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mang tính đặc thù khi nó không chỉ làm tổn thương khớp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác. Đặc biệt là tim mạch, phổi, mắt,… không chỉ có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế mà còn gây ra hàng loạt biến chứng nặng nề như suy tim, đột quỵ,… Do đó, việc khám chữa bệnh là hết sức cần thiết và cấp bách.
Để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cần được xây dựng một hồ sơ bệnh án đầy đủ. Đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác bệnh sử và phác đồ chữa trị bệnh. Mỗi một phương pháp chữa bệnh sẽ có một bệnh án khác nhau.
Đối với bệnh án viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền sẽ bao gồm thông tin về tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và tiền sử các bệnh từng mắc phải. Cùng với đó là phương hướng điều trị cùng các bài thuốc kê đơn phù hợp cho từng trường hợp.
Thông thường, dựa trên những thông tin cơ bản khai thác từ người bệnh, cùng với kết quả bắt mạch, chẩn đoán và thăm khám thực tế, các lương y sẽ soạn thảo thành một bệnh án hoàn chỉnh. Ở mỗi người bệnh sẽ có một hồ sơ bệnh án riêng. Tuy nhiên nhìn chung nó vẫn bao gồm các phần cơ bản 3 phần cơ bản là thông tin người bệnh, kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị.
Dưới đây là mẫu chung của bệnh án viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền mà mọi người có thể tham khảo tìm hiểu.
Phần 1: Thông tin cơ bản của người bệnh
- Họ tên người bệnh: Nguyễn Thu Hương; tuổi 41
- Quê quán: Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
- Nghề nghiệp: Công nhân may
Phần 2: Khai thác bệnh lý
- Triệu chứng bệnh
- Triệu chứng bệnh khởi phát trong khoảng 4 – 5 tháng trở lại đây. Các khớp thiếu linh hoạt, đau nhức, khó cử động
- Xuất hiện triệu chứng co cứng các khớp trong vài ngày trở lại đây nên đi khám
- Thăm khám Tây y, bác sĩ kê đơn các loại thuốc giảm đau nhưng triệu chứng bệnh không cải thiện. Thuốc chỉ phát huy tác dụng trong một thời gian nhất định
- Chẩn đoán bệnh
Sau các bước thăm khám và kiểm tra khả năng vận động của khớp, bác sĩ YHCT có những đánh giá, chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh như sau:
- Đối với khớp: Có biểu hiện sưng đỏ ở mức độ nhẹ. Đau hơn khi ấn vào, khớp bắt đầu biến dạng
- Kiểm tra vọng có biểu hiện xuống sắc, môi nhợt nhạt, lưỡi bám rêu vàng, khả năng nhận thức bình thường, thị lực tốt
- Vấn: Người bệnh mất ngủ, chán ăn, nước tiểu chuyển màu vàng, đau nhức đầu, hạn chế khả năng vận động
- Văn: Chưa phát hiện triệu chứng buồn nôn hay khó thở
- Hướng điều trị
- Nguyên nhân gây bệnh bước đầu được chẩn đoán là do khí phong hàn thấp nhiệt tấn công dẫn đến bế tắc khí huyết, cản trở tuần hoàn máu
- Hướng điều trị là dùng nhiệt thư giãn mạch máu, thông kinh lạc, tán hàn, trừ phong thấp. Đồng thời bổ sung thêm một số vị thuốc cường gân, mạnh cốt, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và tăng cường sức mạnh xương khớp.
Phần 3: Phác đồ chữa bệnh
Đây là một trong những yếu tố cần đặc biệt lưu ý và lưu lại một cách rõ ràng trong bệnh án viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền. Làm cơ sở cho những lần điều trị tiếp theo. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông y như sau:
- Bài thuốc uống: Sử dụng các dược liệu như: Sâm ngọc linh, thiên niên kiện, quế chi, bạch thược,…
- Bài thuốc đắp: Đại hồi, quế chi, nhũ hương, đại hoàng,….
- Kết hợp với vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt,….
Thời gian chữa bệnh sẽ có sự khác nhau giữa yếu tố bệnh lý của mỗi người. Một lần điều trị phải kéo dài tối thiểu 1 tháng mới nhận được tác dụng của bài thuốc.
Trên đây là một số thông tin về bệnh án viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền. Hy vọng đã cung cấp đến mọi người thêm những thông tin hữu ích để đạt được hiệu quả tốt nhất khi chữa viêm khớp dạng thấp bằng Đông y. Chúc sức khỏe!
>> Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp có di truyền? Các loại gen dễ di truyền