Cây lá cẩm chữa gai cột sống có hiệu quả không? Cách sử dụng như thế nào? Lá cẩm không chỉ là loại thực phẩm quan trọng trong các món ăn truyền thống người Việt như xôi, chè,… mà còn được xem là loại dược liệu tốt trong y học cổ truyền, trong đó có chữa gai xương. Vậy thực sự việc cây lá cẩm trị gai cột sống ra sao? Mời bạn đọc cùng bàn luận và tham khảo một số thông tin qua bài viết dưới đây.
Cây lá cẩm chữa gai cột sống có hiệu quả không?
Đối với người dân ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái và các tỉnh miền Trung, Nam Bộ thì cây lá cẩm được xem là một loài thực vật khá quen thuộc. Cây có chiều cao trung bình từ 60-100 cm. Thân cây đường kính khoảng 2mm và thường chia thành 4 cạnh, bề mặt có các rãnh dọc sâu. Cành cây có lông bao phủ khi còn non và nhẵn lúc già.
Theo như các ghi chép trong sách đông y, cây ngoài giúp tạo màu sắc cho một số món ăn truyền thống như xôi ngũ sắc, mứt, bánh dày, thạch rau câu,… thì vị ngọt và tính mát của lá cẩm cũng có một vài lợi ích khác cho sức khỏe như:
- Giúp cầm máu, trị ho, giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
- Ngừa các chứng bệnh liên quan tới lao phổi và viêm phế quản, viêm họng.
- Giảm ho hay nôn ra máu.
- Chữa trị bong gân
- Phòng các bệnh lao hạch hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Làm đẹp, giúp da của các chị em phụ nữ trở nên mịn màng và giảm mụn trứng cá đáng kể.
- Đặc biệt là cây lá cẩm còn có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, gai cột sống vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và phát hiện ra một lượng lớn chất Anthocyanin có công dụng phòng ngừa, ngăn chặn các bệnh lý và thương tổn xảy ra trong quá trình oxy hóa trong đó có căn bệnh gai cột sống.
Cách chữa gai cột sống bằng cây lá cẩm
Việc kết hợp lá cẩm với một số nguyên liệu khác có thể giúp bài thuốc có tính hiệu quả cao và tác dụng tốt hơn. Tham khảo phương pháp sử dụng lá cẩm trị bệnh gai cột sống dưới đây.
Bài thuốc đắp từ lá cẩm
Nguyên liệu gồm có: Một nắm lá cẩm tươi và một ít muối dạng hạt.
Cách thực hiện: Lá cẩm sau khi rửa sạch, ráo nước được đem giã nát bằng cối hoặc máy xay cùng một vài hạt muối. Đổ hỗn hợp thu được ra chảo đun với nhiệt độ vừa phải sao cho chúng cô đặc và nóng vừa phải. Bọc thuốc lại bằng khăn mỏng hoặc túi vải rồi chườm trực tiếp lên vùng bị gai cột sống.
Sức nóng cùng tác dụng của lá cẩm nhanh chóng thẩm thấu qua da, giúp lưu thông khí huyết và tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, cần lưu ý không đắp khi hỗn hợp quá nóng, việc này có thể gây bỏng cho người bệnh.
Lá cẩm và trứng gà ta
Nguyên liệu chuẩn bị: Gồm khoảng một nắm lá cẩm và 3 quả trứng gà ta.
Cách thực hiện: Lá cẩm được sơ chế giống với bài thuốc đầu tiên sau đó chia làm 3 phần đều nhau. Trứng gà đem luộc lòng đào trong khoảng 6 phút, nên đảo đều quả trứng để khi bóc vỏ dễ dàng hơn. Trước khi ăn khoảng 1 tiếng, người bệnh đem ăn một phần lá cẩm cùng với một quả trứng gà.
Áp dụng 3 lần/ngày vào buổi sáng, trưa và tối, kiên trì sử dụng sau khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy được những thay đổi rõ rệt. Bài thuốc lá cẩm với trứng gà vừa đơn giản, dễ ăn lại có tác dụng tốt trong việc giảm đau, giúp hình thành gai xương mới và ngăn ngừa quá trình lão hóa, cải thiện thể trạng của người bệnh.
Một vài chú ý khi sử dụng lá cẩm
Trên đây là hai gợi ý về phương pháp điều chế thuốc trị bệnh gai cột sống bằng lá cẩm phổ biến và hiệu quả nhất. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, người bệnh vẫn cần lưu ý đến một vài điểm dưới đây.
- Lá cẩm rất dễ ăn sống, không có độc tố nên người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng chúng ăn cùng trứng gà luộc lòng đào.
- Cần phải kiên trì tuân thủ sử dụng trong một thời gian dài. Người bệnh không nên quá nóng vội và tâm lý muốn mau khỏi bệnh mà dùng quá liều lượng. Điều này có nguy cơ cao dẫn đến hiện tượng ngộ độc thực phẩm.
- Lá cẩm khi lựa chọn làm thuốc cần là lá tươi, không dùng các loại lá đã bị héo hoặc có hiện tượng chuyển màu. Cần rửa lá thật sạch sẽ trước khi ăn sống để hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào cơ thể gây tổn hại đến sức khỏe.
- Hạn chế không ăn lá cẩm cùng trứng vịt hay trứng gà công nghiệp vì rất có thể ảnh hưởng đến chất lượng của bài thuốc. Bạn nên ăn chung lá cẩm cùng trứng gà ta để bảo đảm về dinh dưỡng đồng thời cũng tốt hơn cho việc điều trị.
- Bài thuốc thường chỉ có tác dụng tốt trong các trường hợp người mới mắc gai cột sống, chưa chuyển sang thể nặng và bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Khi tình trạng bệnh có những diễn biến xấu thì cần có sự can thiệp ngoại khoa để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
- Ngoài dùng thuốc, người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên bổ sung chất xơ, các vitamin, canxi và tuyệt đối không uống rượu bia, đồ uống có cồn hay các chất kích thích gây hại cho sức khỏe bản thân.
- Cần kết hợp cùng các bài tập thể dục trị liệu nhẹ nhàng, các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe,… giúp cơ xương khớp chắc khỏe và cơ thể dẻo dai hơn.
- Người bệnh nên theo dõi thể trạng sức khỏe của cơ thể, kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ để rút ngắn thời gian khỏi bệnh.
Hy vọng rằng một vài thông tin về cây lá cẩm chữa gai cột sống mà chúng tôi cung cấp ở bài viết đã phần nào giúp người bệnh chọn được phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp nhất cho bản thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Có thể bạn quan tâm: