Thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào đều có thể gây ra các biến chứng nặng nề cho sức khỏe người bệnh. Tuy không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nguy cơ tàn phế là rất khó tránh khỏi. Vì thế khi gặp tình trạng này người bệnh cần chủ động thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân là hiện tượng lớp sụn khớp ở cổ chân bị bào mòn làm lộ ra đầu xương. Các đầu xương này sẽ ma sát trực tiếp với nhau gây ra cảm giác đau nhức, sưng đau khớp cổ chân, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra do chấn thương khớp, do bệnh lý hoặc cũng có thể do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Cụ thể, các nguyên nhân thường khiến khớp cổ chân bị thoái hóa là:
Tuổi tác
Tuổi càng cao, các cơ quan trên cơ thể càng trở nên suy yếu, giảm chức năng, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc càng về già xương khớp càng bị thoái hóa nghiêm trọng. Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở ra, đến khoảng 55 – 60 tuổi, triệu chứng thoái hóa sẽ bùng phát dữ dội, làm ảnh hưởng đến khả năng lao động của người bệnh.
Thoái hóa khớp cổ chân do chấn thương
Chấn thương xảy ra tại cẳng chân, cổ chân như bong gân, trật khớp, gãy xương,…. sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp cổ bàn chân. Nhất là khi các chấn thương này không được điều trị tận gốc sẽ khiến khớp cổ chân càng bị thoái hóa sớm hơn.
Thừa cân béo phì gây thoái hóa khớp cổ chân
Thừa cân béo phì gây sức ép nặng nề lên hệ xương khớp khiến các bộ phận này phải gồng mình lên để nâng đỡ cơ thể. Từ đó khiến khớp cổ chân bị suy yếu và sớm bị tổn thương hơn so với người có thể trạng bình thường.
Thoái hóa khớp cổ chân do đặc thù công việc
Những người làm các công việc mang tính đặc thù, thường xuyên phải di chuyển, lao động nặng,…khiến khớp cổ chân thường xuyên phải cử động, cọ xát dẫn đến thoái hóa khớp, giòn, khô khớp,… Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ chân diễn ra sớm hơn ở người trẻ.
Bệnh về xương khớp
Bệnh mãn tính về xương khớp thường gặp như: Gout, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp,… là nguyên nhân bệnh lý rất thường gặp gây ra hiện tượng thoái hóa vùng khớp cổ chân.
Các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân tuy không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Những trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến tình trạng yếu cơ, teo cơ, tàn phế,… Lúc này người bệnh sẽ sống phụ thuộc vào người thân và sự giúp đỡ của người xung quanh. Từ đó trở thành gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Để giảm thiểu tối đa các biến chứng xấu do thoái hóa khớp cổ chân gây ra. Các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh áp dụng một số biện pháp như:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Thói quen xấu trong sinh hoạt, làm việc là nguyên nhân đẩy nhanh sự lão hóa khớp cổ chân, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm về hệ cơ xương khớp. Do đó, để điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả mọi người cần lưu ý xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần có kế hoạch làm việc khoa học, tránh lao động quá sức. Đồng thời tích cực rèn luyện thể chất, tập thể dục thể thao giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai và củng cố, phục hồi chức năng khớp cổ chân.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là việc điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng cách tăng cường sức mạnh cho mô mềm, gân cơ, dây chằng quanh khớp cổ chân. Các liệu pháp thường được áp dụng là tập yoga, tập thể dục, chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, massage,…Tùy vào tính chất cơn đau và mức độ tổn thương bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh áp dụng biện pháp phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc
Điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng thuốc có thể sử dụng thuốc đường uống hoặc đường tiêm. Thuốc có tác dụng giảm đau và cải thiện nhanh các triệu chứng sưng, viêm thường gặp của bệnh thoái hóa khớp cổ chân.
Tuy nhiên thuốc Tây thường tiềm ẩn một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng thận, dạ dày,… Hơn nữa, việc sử dụng thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không ngăn chặn được nguy cơ thoái hóa khớp cổ chân.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng áp dụng cho các trường hợp không đáp ứng được các phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật loại bỏ tổn thương khớp cổ chân sẽ giúp bảo vệ chức năng vận động cho người bệnh, giúp hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra. Mặc dù vậy, biện pháp này có thể để lại hậu di chứng về sau và chi phí thực hiện tương đối tốn kém, đắt đỏ.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc một số nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân thường gặp và cách khắc phục nhanh chóng. Hy vọng đã giúp mọi người trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!