Ngón chân sưng nhức, đặc biệt là vị trí ngón chân cái là hiện tượng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, song tình trạng này lại khiến cuộc sống của người bệnh trở nên khó chịu hơn rất nhiều. Thêm vào đó, chúng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Ngón chân cái bị sưng nhức bệnh gì?
Ngón chân sưng nhức, đặc biệt là ngón chân cái là tình trạng ngón cái của bàn chân bị sưng lên, có thể kèm theo hiện tượng đỏ nóng và đau nhức. Mức độ đau có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm nguyên nhân khác nhau.
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng thuộc tất cả các độ tuổi khác nhau. Song, chúng thường xuất hiện phổ biến ở những người phải lao động nặng hoặc quá ít vận động, những người có tiền sử mắc bệnh xương khớp, người ăn uống thiếu chất và sinh hoạt không lành mạnh.
Khi ngón chân sưng kèm theo hiện tượng nóng đỏ, mọi người thường nghĩ ngay tới dấu hiệu của bệnh gout – một căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa nhân purin. Đặc trưng của các cơn đau do gout là thường chỉ đau sau khi người bệnh hấp thụ một lượng lớn đạm hoặc đau tập trung vào những ngày trời trở lạnh.
Tuy nhiên, bệnh gout không phải lý do duy nhất dẫn đến ngón chân cái bị sưng nhức. Bởi lẽ, tình trạng này có thể xảy ra với cả những người mắc bệnh lý khác như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường,…
Thậm chí, chúng còn có thể xuất phát từ những thói quen xấu hàng ngày như sử dụng giày cao gót, giày mũi nhọn thường xuyên, vận động ít hoặc vận động sai cách,…
Cách chữa ngón chân sưng
Ngón chân cái sưng nhức có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tới bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán chính xác. Từ đó, họ có thể lên phác đồ điều trị cụ thể và phù hợp với từng bệnh nhân.
Với các trường hợp ngón chân sưng do thói quen hàng ngày, người bệnh có thể tự điều chỉnh bằng cách chườm lạnh, ngâm chân hoặc massage nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt hơn. Còn với những trường hợp đau do bệnh lý, những biện pháp dưới đây sẽ được áp dụng.
Điều trị bằng thuốc Tây
Sau khi chẩn đoán, tùy theo từng nhóm nguyên nhân gây đau chân mà các bác sĩ sẽ chỉ định và kê đơn các loại thuốc phù hợp.
- Phổ biến nhất là các loại thuốc chống viêm, giảm đau như Indomethacin, Diclofenac, Phenylbutazone,… Các loại thuốc này được sử dụng trong đa số các trường hợp, giúp người bệnh giảm đi cảm giác đau nhất thời và ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
- Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau bôi ngoài da, giúp ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ khớp lên não.
- Các trường hợp ngón chân sưng nhức do bệnh lý, một số loại thuốc đặc trưng khác sẽ được kê thêm. Ví dụ, với những người bị bệnh gout, các loại thuốc như Colchicine, Allopurinol, Uricozym,… được sử dụng để đào thải axit uric và ngăn chặn quá trình hình thành urat.
- Trường hợp đau ngón chân cái do mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, các loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ được chỉ định.
Điều trị bằng thuốc Tây có ưu điểm là cho hiệu quả cao và cho tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, đa số chúng chỉ khắc phục được các triệu chứng ban đầu chứ không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Thêm vào đó, các tác dụng phụ mà chúng gây ra cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Bài thuốc Đông y
Giống như cách điều trị bằng thuốc Tây, việc điều trị bằng Đông y cũng cần dựa trên nguyên tắc hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế gây ngón chân sưng. Bởi lẽ, với mỗi bệnh lý khác nhau, các loại thảo dược dùng trong điều trị cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ, với bệnh viêm khớp, bài thuốc Đông y sẽ bao gồm các thành phần như kim ngân cành, trần bì, quế chi, bồ công anh, độc hoạt, ngưu tất, đương quy, xuyên khung, vương cốt đằng,… Trong khi đó, thảo dược dùng để chữa trị bệnh gout lại chứa các vị như tỳ giải, hoạt thạch, hoàng bá, thiên niên kiện, thanh đại, đương quy, ngưu tất, tam sa,… Còn với các triệu chứng thoái hóa khớp, các vị thuốc như hà thủ ô, thổ phục linh, bạch thược, phòng phong,… sẽ được kê thêm.
So với thuốc Tây, các bài thuốc Đông y chữa ngón chân sưng thường tác dụng chậm hơn, song chúng có thể chữa trị tận gốc và cho hiệu quả trong lâu dài. Mặt khác, do làm từ các loại thảo dược tự nhiên nên thuốc cũng rất an toàn, lành tính cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, liều lượng và thành phần các bài thuốc sẽ thay đổi tùy theo thể trạng của từng người. Vì thế, ngay cả khi các loại thuốc này lành tính, bạn cũng không nên tự ý kê đơn mà cần tham khảo ý kiến của các dược sĩ, bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng ngón chân sưng và các cách điều trị. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích cho chính mình. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!