Viêm họng hạt mãn tính kéo dài khó điều trị dứt điểm gây mệt mỏi cho người mắc bệnh. Vậy đây là bệnh gì, có khỏi được không và cách chữa trị như thế nào chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm họng hạt mãn tính là gì?
Viêm họng hạt mãn tính là một căn bệnh ở đường hô hấp rất phổ biến ở mọi lứa tuổi từ già đến trẻ. Bệnh xảy ra do lympho trong thành họng nở to tạo thành các hạt với kích thước khác nhau gây kích thích vùng họng khiến cho người bệnh có cảm giác cổ họng đau rát, khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt đồ ăn.
Viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm không?
Người mắc viêm họng hạt mãn tính sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc. Tuy nó chỉ là một căn bệnh phổ biến ở đường hô hấp tuy nhiên nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể gây ra một số những biến chứng nguy hiểm, khó lường như:
- Viêm áp xe vùng amidan hoặc các vùng lân cận xung quanh.
- Viêm họng lâu ngày sẽ biến chứng thành các loại viêm như viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai,…
- Nặng hơn có thể gây biến chứng ở cả các vùng khác như tim, khớp, thận,…
Khi bệnh viêm họng hạt diễn ra trong một thời gian dài sẽ chuyển biến trở nên phức tạp và khá là nguy hiểm vì vậy người bệnh cần chủ động đi khám khi có triệu chứng để có hướng chữa trị.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt mãn tính
Viêm hoặc hạt mãn tính chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Do các loại vi rút, vi khuẩn có hại tấn công như các loại vi rút gây cảm cúm, vi rút phế cầu, liên cầu khuẩn,…
- Do răng miệng vệ sinh kém, không sạch sẽ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý khoa học, thường xuyên sử dụng đồ cay nóng hoặc đồ quá lạnh.
- Tiếp xúc với bầu không khí nhiều tạp chất độc hại, ô nhiễm.
- Viêm họng hạt mãn tính còn có thể do viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang biến chứng thành.
- Ngoài ra một nguyên nhân nữa đó là do mắc phải các căn bệnh tiêu hoá, đặc biệt là viêm loét, trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng tới vùng cổ họng.
Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính
Trước khi có các triệu chứng cụ thể thì viêm họng hạt sẽ có khoảng thời gian 2-5 ngày ủ bệnh. Các triệu chứng của bệnh cũng còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh, nhưng đa số sẽ có chung một số triệu chứng sau:
- Cổ họng đau rát, khô cứng
- Cơ thể sốt nhẹ
- Khi nuốt rất đau đớn làm giảm cảm giác thèm ăn, người bệnh không muốn ăn, ăn mất ngon.
- Các hạt lympho nở to khiến cho cổ họng vướng, người bệnh có xu hướng khạc nhổ thường xuyên.
- Các hạch ở cổ sưng to.
- Soi vào gương thấy vùng cổ họng có những mảng bám và sưng to đỏ.
- Người bệnh khi thở hoặc nói chuyện sẽ có mùi hôi.
- Cơ thể mệt mỏi, đôi khi thấy ớn lạnh.
Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không?
Tuy viêm họng hạt là một bệnh dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm tuy nhiên không phải mãn tính là không chữa được. Hiện nay y học phát triển nên có rất nhiều cách từ Tây y, Đông y đến các cách hiện đại, dân gian. Quan trọng là người bệnh cần phải kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Cách chữa viêm họng hạt mãn tính
Dưới đây là một số cách chữa viêm họng hạt mãn tính:
Sử dụng các biện pháp Tây y:
- Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ kê cho bệnh nhân viêm họng hạt mãn tính như: Các loại kháng sinh, long đờm, kháng viêm,…
- Phương pháp đốt hạt: Khi kích thước các hạt trong thành họng trở nên quá lớn bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định để đốt các hạt đó bằng tia laze.
Sử dụng các biện pháp dân gian
- Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho vùng cổ họng, cổ họng không khô khi sẽ bớt kích ứng.
- Súc miệng họng bằng nước muối ấm giúp giảm sưng, đau nhanh chóng.
- Sử dụng chanh mật ong: pha một cốc nước chanh với mật ong ấm để uống hàng ngày giúp cho cổ họng giảm viêm, ngứa.
- Ăn tỏi sống: Tỏi sống như một loại kháng sinh ngăn ngừa các loại nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, giúp cho vùng họng mau tổn thương mau lành.
Ngoài những cách chữa trị kể trên thì người bệnh cũng nên tuân thủ một số lưu ý dưới đây để phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế bệnh nặng hơn:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng răng miệng.
- Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại trái cây nhiều vitamin, chất xơ vào bữa ăn hàng ngày.
- Tuyệt đối tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và tiếp xúc trực tiếp với những không gian khói bụi, ô nhiễm.
- Hạn chế ăn uống các thực phẩm lạnh.
- Khi trời lạnh hoặc khi ra gió cần đảm bảo giữ ấm cơ thể nhất là vùng ngực, cổ, bàn chân.
- Duy trì tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh viêm họng hạt mãn tính như triệu chứng, dấu hiệu, mức độ nguy hiểm của bệnh, một số phương pháp điều trị kết hợp Đông, Tây y. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ nắm được những kiến thức cơ bản để phòng tránh, chữa trị viêm họng hạt mãn tính cho bản thân và gia đình.
>> Tìm hiểu: Cỏ mực trị viêm họng THẦN DƯỢC ít ai quan tâm