Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu cho thấy khớp gối đang bị tổn thương. Nếu cơn đau chỉ kéo dài một vài ngày thì không đáng lo ngại, vì đây có thể là chấn thương vật lý đơn thuần xảy ra trong quá trình vận động. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và có tính chất lặp lại thường xuyên thì mọi người cần cảnh giác với một số bệnh lý nguy hiểm.
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là triệu chứng bệnh gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa hệ cơ xương khớp, đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là triệu chứng bất thường, cảnh báo khá nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến khớp. Trong đó, những căn bệnh phổ biến thường gặp nhất là:
Thoái hóa khớp gối
Bệnh thường xảy ra sau độ tuổi 40 khi hệ xương khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Đến khoảng 50 tuổi trở ra, triệu chứng bệnh rõ rệt hơn với biểu hiện đặc trưng là đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, dịch bôi trơn khớp không còn đủ để đảm bảo cho các cử động khớp diễn ra một cách bình thường. Càng về già triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng, làm hạn chế khả năng vận động và có thể dẫn đến liệt chi nếu không được điều trị hiệu quả.
Bệnh viêm khớp gối
Đây là bệnh mãn tính thường xảy ra song song với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao, khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi sụn khớp và bao hoạt dịch càng giảm. Đến khi sụn khớp bị bào mòn và dịch khớp cạn kiệt khiến các đầu xương cọ sát trực tiếp với nhau sẽ gây ra phản ứng viêm. Đó chính là lý do vì sao người bệnh bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi ngoài 50.
Bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối cũng là một trong những thủ phạm điển hình thường gặp gây ra tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống. Bệnh xảy ra khi dịch trong ổ khớp tăng cao đột ngột khiến đầu gối bị phù nề, căng cứng khi vận động. Triệu chứng bệnh rõ rệt và ám ảnh hơn khi vận động khớp, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.
Bệnh gout
Gout là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tích tụ quá nhiều acid uric dẫn đến các phản ứng viêm ở khớp. Các tinh thể acid uric dư thừa sẽ ký sinh vào các mấu xương, đầu khớp và chèn ép cơ, dây chằng, dây thần kinh xung quanh khớp. Điều này khiến khớp bị sưng phù, nóng đỏ. Khi đứng lên ngồi xuống cảm thấy đau đớn dữ dội.
Cách chữa đau đầu gối
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu chứng của khá nhiều căn bệnh liên quan đến xương khớp. Nếu không được can thiệp kịp thời và hiệu quả, nguy cơ bại liệt, tàn phế là rất khó tránh khỏi.
Dưới đây là một số cách chữa khớp gối đang được áp dụng phổ biến.
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây thường được chỉ định cho người bị đau nhức khớp gối gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Thông dụng nhất là paracetamol hoặc thuốc acetaminophen
- Nhóm thuốc chống viêm và giảm đau không steroid: Thuốc có thể sử dụng là aspirin, ibuprofen, diclofenac hoặc naproxen
- Bổ sung vitamin nhóm B với hàm lượng cao
- Nhóm thuốc chống viêm giảm đau dạng tiêm có chứa corticosteroid
- Các loại thuốc giãn cơ
- Bổ sung thực phẩm chức năng hoặc các viên uống bổ sung glucosamine cho xương khớp trong các trường hợp cần thiết
Thuốc Tây chữa đau khớp gối có thể được chỉ định cho nhiều bệnh tổn thương khớp khác nhau. Nhìn chung, các loại thuốc này đều mang lại tác dụng rõ rệt và giúp cắt cơn đau nhanh chóng. Tạo điều kiện thuận lợi cho xương khớp cử động bình thường.
Tuy vậy, thuốc Tây chữa đau khớp gối tiềm ẩn không ít tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu cho gan, tim mạch, dạ dày, thận và hệ thần kinh. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Tác dụng của nhiệt lượng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện triệu chứng cứng khớp. Giúp thư giãn thần kinh, cơ xương và dây chằng. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể.
- Massage, xoa bóp khớp gối: Đây là liệu pháp tác động tại chỗ giúp thư giãn cơ và giải phóng áp lực cho dây thần kinh. Giúp máu huyết lưu thông ổn định, hiệu quả, nhờ vậy chất dinh dưỡng được vận chuyển đều đặn đến sụn khớp, giúp nuôi dưỡng và hồi phục tổn thương sụn khớp hiệu quả.
Tuy nhiên, liệu pháp vật lý trị liệu chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn. Không thể điều trị chứng điểm tình trạng đau khớp gối.
Mẹo dân gian chữa đau khớp gối
Bài thuốc 1: Dầu mè và chanh chữa đau khớp gối
Cách thực hiện:
- Đổ 100ml dầu mè vào nồi, đun nóng lên
- Cắt vài lát chanh, bọc trong một chiếc khăn xô sạch rồi nhúng vào nồi dầu mè
- Lấy khăn bọc chanh ra ngoài để buộc trực tiếp vào vùng khớp gối bị đau nhức
- Sau 10 phút người bệnh gỡ khăn ra, kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất
Bài thuốc 2: Lá đu đủ và muối trắng
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho 100g muối hạt vào chảo, rang đến khi nóng già thì đổ ra miếng vải sạch, buộc chặt lại
- Rửa sạch một chiếc lá đu đủ tươi để đắp lên đầu khối bị đau
- Tiếp tục đặt túi muối lên lá đu đủ ngay tại vị trí trung tâm khớp gối bị đau
- Đến khi muối nguội thì đổ ra rang lại, tiếp tục chườm muối lên đầu gối 2 – 3 lần mỗi ngày để triệu chứng bệnh sớm được cải thiện
Bài thuốc 3: Lá lốt chữa đau khớp gối
Cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 100g cây lá lốt sau đó cắt thành từng khúc ngắn
- Cho nguyên liệu vào ấm sắc với 2 lít nước trong 15 phút
- Dùng nước lá lốt thay nước lọc hàng ngày. Sau 15 – 20 ngày tình trạng đau khớp gối sẽ được cải thiện đáng kể.
Thực hiện phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc tác động vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả. Người bệnh sẽ được cân nhắc chỉ định phương pháp phẫu thuật.
Các kỹ thuật có thể được áp dụng là nội soi sửa chữa các tổn thương khớp, thay khớp gối (bán phần hoặc toàn phần),… Phương pháp giúp chấm dứt cơn đau hiệu quả, tăng cường khả năng vận động của khớp.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp phẫu thuật khớp gối đều thành công. Nhiều trường hợp có thể bị nhiễm trùng, mất máu, tổn thương khớp vĩnh viễn. Vì vậy người bệnh cần tham khảo và cân nhắc kỹ lượng phương pháp này trước khi thực hiện.
Qua nội dung bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp mọi người giải mã được nguyên nhân đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người phòng ngừa và điều trị bệnh về xương khớp tốt hơn. Chúc sức khỏe!
>> Xem thêm: Gai gót chân hay đau gót chân là gì? Bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả