Đau thần kinh tọa có mang thai được không? Căn bệnh này cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Bệnh có thể phát sinh ở nhiều đối tượng khác nhau. Điều này làm cho những đối tượng đã, đang và sắp có ý định mang bầu phân vân không biết có nguy hiểm gì không?
Đau thần kinh tọa có mang thai được không?
Căn bệnh đau thần kinh tọa chính là đau ở vị trí hông to. Chúng được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa. Cụ thể là từ cột sống phần thắt lưng ra đến mặt đùi ngoài đến cẳng chân mặt trước rồi đến mắt cá bên ngoài và lan đến các ngón chân. Tuy nhiên cũng tùy theo địa điểm đau mà phần lan sẽ khác nhau.
Vậy đau thần kinh tọa có mang thai được không? Câu trả lời là vẫn có thể mang thai được. Vì bản chất căn bệnh này không tác động đến bộ phận sinh dục của mẹ bầu. Hơn nữa trong khi mang thai thì con yêu của bạn vẫn có thể được phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh.
Tuy nhiên lời khuyên vẫn là mẹ không nên mang thai trong giai đoạn này vì căn bệnh sẽ khiến cho mẹ thấy khó chịu, đau đớn ở phần thắt lưng nhất là lúc đi lại hoặc ngồi một chỗ lâu. Khi có thai thì kích thước vòng bụng của cơ thể sẽ tăng lên theo thời gian, cột sống bị biến dạng. Các đĩa đệm hay lệch khỏi vị trí bình thường, chèn lên dây thần kinh tọa và những cơn đau nhức từ đó xuất hiện.
Vào những tháng cuối của thai kỳ thì kích thước bào thai đạt kích thước cực lớn. Những cơn đau thần kinh tọa sẽ nhiều hơn làm cho sức khỏe người mẹ giảm sút đáng kể. Nguy cơ dẫn đến hiện tượng sinh thường khó và cần dùng đến biện pháp sinh mổ.
Chính vì vậy cách tốt nhất để đảm bảo cho sự an toàn cho cả mẹ và bé là bạn cần kiểm soát căn bệnh này trước khi có ý định mang bầu. Sự chuẩn bị tốt này đương nhiên sẽ giúp cho mẹ tránh khỏi các cơn đau cũng như bước vào một thai kỳ tâm lý thoải mái nhất.
Cũng có không ít các trường hợp có thai ngoài ý muốn hoặc có thai rồi mới biết mình đang mắc bệnh đau thần kinh tọa. Thường thì nguyên nhân xuất phát do yếu cột sống và không thể chịu được sức nặng từ bào thai gây ra và làm cho đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí bạn đầu. Để nhận biết được mình có đang thực sự bị đau thần kinh tọa khi có bầu hay không thì các mẹ có thể nhận biết với một vài dấu hiệu như:
- Xuất hiện cảm giác tê bì, đau ở hông và lưng. Sau đó cơn đau này nhanh lan đến chân và làm cho mẹ di chuyển cực khó khăn. Từ đó hình thành thói quen lười di chuyển, vận động vì quá đau, ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển của bào thai.
- Cơn đau dạng châm chích, gây nhức hoặc nóng rát ở lưng và hông. Có khi bạn còn không di chuyển được hoặc không kiểm soát được chân của mình.
Khi các mẹ đang gặp phải một trong những trường hợp nói trên thì cần nhanh chóng đi thăm khám để tìm ra cách chữa trị phù hợp, an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Đau thần kinh tọa khi mang thai cần phải làm gì?
Mặc dù căn bệnh đau thần kinh tọa này không gây ra quá nhiều nguy hiểm đến mẹ và bé nhưng việc biết mình đang bị bệnh cũng khiến cho các mẹ không tránh khỏi sự lo lắng và hoang mang. Và họ thường đặt ra những câu hỏi là cần phải làm gì? điều trị như nào để được an toàn nhất?…
Nếu “ lỡ ” gặp phải đau thần kinh tọa khi mang thai thì mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất và hạn chế tối đa hiện tượng mệt mỏi, đau đớn. Vì khi bệnh đã không được kiểm soát tốt thì sẽ gây ra khó khăn khi sinh để.
Hiện nay y học đã nghiên cứu và phát triển nên nhiều cách chữa trị đau thần kinh tọa khác nhau như xoa bóp, vật lý trị liệu, châm cứu hoặc dùng thuốc,… Tuy nhiên khi điều trị cho bà bầu – đối tượng khá nhạy cảm thì châm cứu, dùng thuốc hay vật lý trị liệu được khuyên là không nên áp dụng. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả hai. Xoa bóp kết hợp cùng Yoga là cách được khuyên dùng và được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
Còn khi đã sinh nở xong thì các mẹ cũng cần thăm khám tổng quát và lắng nghe chia sẻ của bác sĩ để việc điều trị căn bệnh đau thần kinh tọa được tận gốc, tránh biến chứng phát sinh.
Tham khảo thêm:
Lưu ý người bị đau thần kinh tọa khi chuẩn bị mang thai
Ngoài trả lời thắc mắc đau thần kinh tọa có mang thai được không thì khi chữa trị theo phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa thì mẹ bầu cũng nên chú ý thêm một vài điều sau đây để việc chữa trị đạt được hiệu quả cao nhất.
- Khi mang thai cân nặng cần được kiểm soát thật tốt, tránh những tình trạng tăng cân quá nhanh dẫn đến thừa cân.
- Tránh ăn nhiều đồ ăn trong một bữa ăn mà nên chia nhỏ ra thành các bữa ăn phụ để giảm được áp lực cùng một lúc lên bụng. Chú ý ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, những thực phẩm chứa nhiều vitamin, magie, canxi và khoáng chất,…
- Mẹ bầu có thể sử dụng gối ôm để ngủ. Trong các tuần cuối cùng của thai kỳ thì nên có người hỗ trợ trong vấn đề đi lại, sinh hoạt.
- Tránh thực hiện các công việc quá sức, tránh các tư thế đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nên tắm bằng nước ấm và chườm ấm ở lưng để mẹ giảm đau, dễ chịu hơn.
- Tuyệt đối tránh sử dụng các chất kích thước trong thời kỳ mang thai mà nên bổ sung nhiều canxi từ sữa, rau xanh, trứng,…
- Duy trì thói quen thăm khám định kỳ như theo hướng dẫn và tuyệt đối không được uống thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ liên quan đến đau thần kinh tọa có mang thai được không mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã giúp cho bạn trả lời được câu hỏi này cũng như các nguyên nhân gây bệnh để từ đó có hướng phòng tránh hiệu quả nhất, yên tâm khi mang bầu.