Xương chậu là một trong những loại xương có vai trò nâng đỡ cơ thể, giúp cho các hoạt động được diễn ra một cách dễ dàng và linh hoạt. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ những đặc điểm về vị trí, cấu tạo và chức năng của xương chậu thế nào. Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này thông qua phần bài viết dưới đây.
Xương chậu nằm ở đâu?
Xương chậu hay còn có tên gọi khác là xương dẹt. Đây là vùng xương chiếm diện tích lớn nhất trong cấu tạo xương ở cơ thể của con người.
Vậy xương chậu nằm ở đâu? Thông thường, xương chậu thường nằm ở phần cuối cùng ở vùng cột sống thắt lưng và nằm dưới thắt lưng xung quanh phần xương cột sống ở đoạn dưới. Ở các góc độ khác, xương chậu nằm phía trên của xương đùi và được đan xen với phần đầu của xương đùi và xương hông.
Chức năng xương chậu
Sở hữu cấu tạo với diện tích lớn nhất trong hệ thống xương ở cơ thể con người, xương chậu nối liền cột sống với vùng xương đùi. Xương chậu nâng đỡ trọng lượng cơ thể theo dọc từ phần trên của đỉnh đầu xuống phía dưới của thắt lưng. Nếu cơ thể con người được ví như một ngôi nhà thì xương chậu được xem là cái móng vững chắc trong ngôi nhà ấy.
Chức năng chính
- Chống đỡ toàn bộ khối lượng của phần trên khi cơ thể đứng hoặc ngồi.
- Chuyển hóa trọng lượng từ phần khung của xương trục sang phần khung của ruột thừa khi con người tham gia các hoạt động như chạy nhảy, đi đứng…
- Giúp cho cơ thể được cân bằng và chịu được các lực khi thực hiện tư thế mạnh và từ những áp lực bên ngoài tác động lên.
Chức năng của loại xương này chính là điểm tiến hóa riêng biệt và khiến cho con người trở thành loài động vật cấp cao so với những động vật khác.
Chức năng phụ
- Chứa đựng, bảo vệ những cơ quan nội tạng ở trong vùng chậu, các cơ quan sinh sản ở trong và vùng phía dưới đường tiết niệu.
- Tạo mối gắn kết giữa các màng, cơ với những cơ quan sinh sản vùng bên ngoài.
- Vùng xương chậu ở phụ nữ thường khá nông và rộng. Chúng thường có hình dáng giống như một chiếc thau rửa mặt. Xương chậu bao trọn những cơ quan nội tạng như buồng trứng, tử cung, bàng quang, đường ruột. Khi phụ nữ mang bầu, xương chậu còn giúp bảo vệ sự phát triển của thai nhi.
- Một khi xương chậu bị giãn, đường ruột và tử cung sẽ bị đẩy xuống sâu hơn bình thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phình vùng bụng dưới, cản trở quá trình lưu thông và tuần hoàn máu. Từ đó gây ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng kinh, són tiểu…
Giải phẫu xương chậu
Cấu tạo của xương chậu gồm 2 mặt, 4 bờ và 4 góc, được cấu tạo bởi 3 xương hợp thành là xương mu ở phía trước, xương cánh chậu ở phía trên và phần xương ngồi ở đằng sau.
Cấu tạo 2 mặt xương chậu
- Mặt trong: Bao gồm 1 gờ được nhô lên và chia mặt sau làm hai phần riêng biệt. Phần trên thì có lồi chậu, vùng phía sau thì có diện nhĩ. Phần dưới thì có lỗ bịt và diện vuông.
- Mặt ngoài: Ở giữa mặt ngoài của xương chậu có ổ cối khớp và chỏm của xương đùi. Bao quanh mặt ngoài là vùng ổ cối gắn liền với khuyết ổ cối. Đặc biệt, ở dưới phần ổ cối có bịt một lỗ có hình dạng tam giác hoặc hình vuông. Phía trước của mặt ngoài là xương mu, phía sau chính là xương ngồi. Ở trên cùng chính là vùng xương cánh chậu được lõm xuống và tạo thành hố chậu.
Cấu tạo 4 bờ ở xương chậu
- Bờ trên (hay còn có tên gọi là mào chậu) thường kéo dài từ phần gai chậu phía trước đến vùng gai chậu sau trên. Phần này có hình dạng cong như hình chữ S, dày ở phía sau và phía trước và mỏng ở giữa.
- Bờ dưới (Ngành ngồi): Bờ dưới được hình thành do xương mu và xương ngồi.
- Bờ trước: Cấu tạo gồm gai chậu trước dưới, gai chậu trước trên, mào lược, diện lược, gai mu. Hình dạng của bờ trước thường lỗi lõm từ trên xuống dưới.
- Bờ sau: Cấu tạo gồm gau chậu sau dưới, gai chậu sau trên, khuyết ngồi bé, khuyết ngồi lớn, gai ngồi, ụ ngồi. Giống với bờ trước, bờ sau của xương chậu thường lồi lõm từ trên xuống phía dưới.
Cấu tạo 4 góc của xương chậu
- Góc trước dưới: Thường ứng với củ mu (gai mu)
- Góc sau dưới: Thường ứng với ụ ngồi
- Góc trước trên: Ứng với phần gai chậu trước trên
- Góc sau trên: Ứng với phần gai chậu ở sau trên
Các vấn đề thường gặp ở xương chậu
Vì được cấu tạo khá phức tạp nên một khi bị tổn thương, xương chậu sẽ có những biểu hiện bất thường. Trong đó phải kể đến là:
- Xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vùng xương chậu. Kèm theo đó là tình trạng tê cứng vùng chân.
- Vùng chậu hông ở giữa hai mông bị đau âm ỉ và dai dẳng và có dấu hiệu bị teo mông.
- Chân có dạng vòng kiềng khiến cho mông xệ và chân to. Phần khoảng cách giữa hai chân chính là dấu hiệu của tình trạng giãn xương chậu.
- Người bệnh bị đau nặng hơn khi thực hiện các cử động mạnh và không thể nghiêng người, xoay người. Không chỉ vậy, bệnh nhân còn rất khó khăn trong việc xoay người hoặc cúi ngửa…
- Những cơn đau lan xuống phía dưới của đùi, kèm theo đó là dấu hiệu teo các cơ ở khu vực mông và đùi.
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng phía dưới. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân có cảm giác đau và xuất hiện tình trạng chảy máu và có mùi lạ.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Bị rét run hoặc sốt, choáng váng.
- Vùng khớp xương chậu bị tê cứng. Các cơn đau lan xuống vùng đùi và chân, cẳng chân.
Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp trị kịp thời. Từ đó có thể đưa ra nhận định đúng đắn và có được hướng điều trị phù hợp nhất.
Để hạn chế những thương tổn xảy ra tại vùng xương chậu, bệnh nhân nên bảo vệ bằng những cách sau:
- Duy trì thói quen tập luyện bằng các bài tập phù hợp để giúp các cơ vùng xương chậu trở nên khỏe hơn. Điển hình như chụp kegel, soutai đẩy đầu gối, các động tác võ sư như shiko, sinkyo, suriashi…
- Để làm thuyên giảm các cơn đau, bệnh nhân có thể chườm ấm bằng khăn để chườm lên khu vực bị đau.
- Phụ nữ đang mang thai có thể thực hiện các liệu pháp massage và châm cứu để làm thuyên giảm các cơn đau vùng xương chậu.
- Sử dụng kết hợp vật lý trị liệu và uống thuốc kết hợp.
- Nếu bệnh nhân bị đau lưng vùng xương chậu, có mối liên quan với viêm bàng quang cần phẫu thuật hoặc uống thuốc theo hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ.
- Nếu bệnh nhân bị viêm ruột thừa dẫn đến tình trạng đau xương chậu thì cần phải phẫu thuật sớm để loại bỏ phần ruột thừa. Mục đích chính là để hạn chế tình trạng viêm nhức, nhiễm trùng.
- Ngoài ra, các bác sĩ có thể tiến hành tiêm botox để làm giảm tình trạng đau mỏi và cơ thắt cơ.
Bài viết trên đã cung cấp đến độc giả những thông tin cần thiết về xương chậu. Những thương tổn ở vùng xương này có thể gây nên nhiều bất ổn đối với sức khỏe mỗi người. Chính vì vậy, khi nhận thấy khu vực xương chậu có những dấu hiệu và triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.