X quang thoái hóa cột sống là biện pháp được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh. Từ những hình ảnh kết quả thu được từ máy vi tính, các bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh. Bạn đọc đã biết bao nhiêu về phương pháp y tế này? Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích trong bài viết sau nhé!
X quang thoái hóa cột sống là gì?
Để điều trị hiệu quả thoái hóa cột sống, trước tiên người bệnh phải được chẩn đoán chính xác tình hình cũng như xác định được mức độ thoái hóa của cột sống. Hiện nay, biện pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến nhất là chụp X quang thoái hóa cột sống.
X quang (tên tiếng Anh: X rays) là phương pháp sử dụng tia bức xạ điện từ có khả năng xuyên qua mô cơ, da để ghi lại hình ảnh bên trong cơ thể. Về lý thuyết, tia X được tạo ra bởi các electron gia tốc với bước sóng nằm trong khoảng 0.1 đến 10 nanometers.
X quang được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1985 bởi giáo sư Wilhelm Conrad Röentgen trực thuộc đại học Würzburg, Đức. Trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, giờ đây tia X đã được ứng dụng trong y học và trở thành công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tác dụng của biện pháp chụp X quang thoái hóa cột sống
Đối với bệnh thoái hóa cột sống, việc chụp X quang có thể đem lại các công dụng sau đây:
- Phát hiện sự tồn tại của các gai xương trên thân đốt sống, nhất là khu vực cổ gáy và thắt lưng. Theo các chuyên gia, đây là hai khu vực phải chịu nhiều áp lực từ hoạt động sống hàng ngày và dễ bị thoái hóa nhất.
- Trong các trường hợp nặng, hình ảnh trên phim chụp X quang có thể cho thấy việc các gai xương dính liền vào nhau và tạo thành cầu gai chèn ép lên những dây thần kinh gần đó.
- Giúp các bác sĩ quan sát hình ảnh biến dạng của đốt xương cũng như mức độ thoái hóa của cột sống.
Ưu điểm và nhược điểm của X quang thoái hóa cột sống
Các ưu điểm nổi bật của phương pháp chụp X quang gồm có:
- Chụp X quang giúp xác định nhanh chóng các vật thể lạ nằm bên trong hoặc xung quanh đốt xương. Phương pháp này cũng được dùng để xác định xương bất thường, các vết nứt trên xương và mức độ tổn thương của chúng.
- Tia X không dễ bị không khí hấp thụ nên không yêu cầu nhiều thiết bị bổ trợ, điều này khiến cho chi phí thực hiện chụp X quang trở nên rẻ hơn cũng như kỹ thuật chụp chiếu không quá phức tạp.
- Chụp X quang có mức độ phức xạ thấp hơn so với biện pháp chụp CT, chính vì vậy mà độ an toàn của tia X cũng cao hơn.
Bên cạnh ưu điểm, chụp X quang thoái hóa cột sống cũng còn tồn tại một số các nhược điểm như:
- Hình ảnh thu được từ chụp X quang chỉ ở mức độ trung bình. Điều này gây ra một số hạn chế nhất định trong quá trình các bác sĩ phân tích hình ảnh để đưa ra kết luận.
- Hình ảnh kết quả từ phim chụp X quang không hiển thị dưới dạng 3D như chụp CT hay MRI. Chính vì vậy mà khó có thể xác định được liệu dây thần kinh của người bệnh thoái hóa cột sống có bị chèn ép và tổn thương hay không nếu chỉ chẩn đoán thông qua X quang.
- Tia X vẫn gây ra hiện tượng bức xạ, vì vậy trong một số trường hợp nó có thể khiến các tế bào bên trong cơ thể bị biến đổi và ion hóa. Vấn đề này có thể khiến nguy cơ ung thư gia tăng hơn, tuy nhiên tỷ lệ thực tế xảy ra hiện tượng này không cao.
Quy trình chụp X quang thoái hóa cột sống
Các bước thực hiện chụp X quang ở người bệnh bị thoái hóa cột sống như sau:
- Bước 1: Người bệnh được yêu cầu cởi bỏ hết các loại quần áo, bao gồm cả áo lót và một số đồ trang sức có chứa kim loại. Sau đó, bệnh nhân được phát cho một loại áo đặc biệt của bệnh viện để che đi các bộ phận nhạy cảm.
- Bước 2: Bệnh nhân được hướng dẫn đứng sát vào một bề mặt phẳng để cố định vị trí và đảm bảo tia X đi qua đúng nơi cần được xem xét. Người bệnh lúc này cần đúng yên và giơ hai tay lên đầu.
- Bước 3: Nhân viên kỹ thuật sau đó sẽ điều chỉnh máy bắn tia X về phía bệnh nhân và thực hiện chụp X quang. Thời gian diễn ra chỉ vài giây và bệnh nhân có thể mắc lại quần áo sau đó.
Sau khi đã thực hiện xong chụp X quang, người bệnh có thể ngồi lại phòng chờ từ 15 đến 20 phút để nhận lấy phim chụp và kết luận từ bác sĩ. Thông thường thì người bệnh không cảm nhận thấy bất kỳ thay đổi hay bất thường nào từ cơ thể. Nhưng cũng có một số trường hợp xảy ra tác dụng phụ, ví dụ như nôn mửa, đau thắt dạ dày, dị ứng,…
X quang thoái hóa cột sống là biện pháp quan trọng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cùng với chụp CT hay cộng hưởng từ. Quy trình thực hiện thường diễn ra nhanh chóng và không để lại di chứng gì cho người bệnh. Bệnh nhân nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.