Vị trí thận nằm ở đâu? Thận là bộ phận rất quan trọng trong hệ tiết niệu trên cơ thể người. Nếu hai quả thận bị tổn thương sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc xác định được vị trí thận và chức năng của cơ quan này sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.
Vị trí thận nằm ở đâu trong cơ thể người?
Thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu có hình dạng như hạt đậu đỏ nằm ở hai bên cơ thể trong ổ bụng. Hai quả thận này thường có màu nâu đỏ, nằm ở phía bụng sau gần lưng.
Giải phẫu cơ thể người cho thấy, vị trí thận nằm ở hai bên cột sống, sau phúc mạng ở bụng. Mỗi quả thận thường có độ dài khoảng 3 đốt sống, nằm kéo dài từ vị trí cột sống từ T12 đến L3. Ngay phía trên thận có các tuyến thượng thận, nằm trong lớp vỏ riêng biệt của các mô liên kết thận.
Hai quả thận không nằm ngang bằng nhau mà thận trái cao hơn quả thận phải khoảng một đốt sống. Bề mặt phía trước của quả thận thường nhẵn bóng, mặt bên sau có một bờ lõm và một bờ lồi, bề mặt hơi sần sùi.
Trung bình mỗi một quả thận sẽ có đường kính khoảng 6cm, độ dày 4cm và có trọng lượng khoảng 170g. Mỗi quả thận đều có một lớp vỏ xơ bao bọc. Tại bờ lõm sâu của thận được gọi là rốn thận, đây chính là nơi chứa các mạch máu cùng các tổ chức liên quan đến thận để duy trì chức năng bình thường của thận trong hệ bài tiết.
Đặc điểm của thận có 2 vùng, được gọi là vùng ngoài và vùng tủy:
- Vùng ngoài cùng được gọi là vỏ thận, thường có màu hồng hoặc màu đỏ sẫm. Độ dày vùng ngoài khoảng 1cm
- Vùng tủy cùng một khoảng rỗng bên trong được gọi là bể thận
Chức năng của thận
Trên cơ thể người, thận đóng vai trò chính là cơ quan lọc máu và đào thải độc tố, chất cặn bã, nước thải dư thừa ra khỏi máu. Sau mỗi chu trình lọc, các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại để đi nuôi cơ thể. Còn các chất thải sẽ được tống ra ngoài thông qua cơ chế bài tiết nước tiểu. Một khi thận bị tổn thương, khả năng lọc máu sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề như thiếu máu, rối loạn điện giả và các bệnh lý nguy hiểm cho não, tim và phổi,….
Ngoài chức năng chính nêu trên, thận còn giữ các nhiệm vụ quan trọng khác như:
Điều hòa máu
Hai quả thận góp phần chủ yếu trong việc bài tiết nước tiểu để kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào. Khi uống nhiều nước, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước thải khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và ngược lại.
Hòa tan vi chất trong máu
Thận khỏe mạnh sẽ kiểm soát tốt nồng độ pH trong dịch ngoại bào, ổn định nồng độ ion trong máu. Quá trình tổng hợp vitamin D được duy trì ở mức ổn định để kiềm chế sự tăng ion canxi trong cơ thể.
Điều hòa nội tiết
Trong thận có một loại hormone bài tiết là Renin. Nó có nhiệm vụ điều hòa huyết áp, kích thích sự sản sinh ra Erythropoietin để tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu và các vấn đề nguy hiểm về máu.
Tái hấp thu
Thận được ví như một chiếc màng lọc khổng lồ có thể lọc đến hơn 170 lít nước tiểu ban đầu thành nước tiểu được bài tiết qua đường tiết niệu mỗi ngày. Các chất độc hại sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể, còn các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe sẽ được tái hấp thu trở lại để tiếp tục quy trình tuần hoàn.
Chuyển hóa glucose và vitamin D3
Đây cũng là một trong những chức năng quan trọng của hai quả thận. Chúng tham gia và đóng vai trò cốt lõi trong việc chuyển hóa glucose và vitamin D3 trong cơ thể.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù có kích thước không quá lớn nhưng hai quả thận lại giữ nhiệm vụ rất quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống thiếu lành mạnh, thận sẽ gặp phải các vấn đề nguy hiểm như: Sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, thận đa nang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,….
Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin về vị trí thận và các kiến thức liên quan về thận. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách bảo vệ thận tốt hơn. Chúc sức khỏe!