Thận là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong hệ bài tiết của con người. Khi bị suy thận, chức năng lọc máu, khả năng bài tiết chất thải và chức năng sinh lý nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy suy thận là gì?
Suy thận là gì?
Suy thận là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng chức năng thận bị suy giảm khiến quá trình bài tiết nước tiểu và khả năng lọc máu không đảm bảo cho hoạt động sống bình thường của cơ thể.
Bệnh suy thận được chia thành suy thận cấp và suy thận mạn. Cụ thể như sau:
- Suy thận cấp: Là dạng bệnh diễn ra trong một thời gian ngắn. Quá trình điều trị có thể giúp thận khôi phục một phần hoặc khôi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
- Suy thận mạn: Là tình trạng bệnh diễn ra trong một thời gian dài. Lúc này việc điều trị chỉ hướng tới khắc phục triệu chứng, không thể hồi phục chức năng thận.
Triệu chứng dấu hiệu suy thận
Các triệu chứng của bệnh suy thận không quá rõ ràng. Đại đa phần các biểu hiện của bệnh đều xuất hiện riêng lẻ, không ảnh hưởng mạnh mẽ đến các sinh hoạt thường ngày. Vì vậy chỉ khi chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng mới được chú ý thăm khám.
Do đó, mọi người cần lưu ý đến các triệu chứng cảnh báo bệnh suy thận được đề cập dưới đây:
- Cảm giác mệt mỏi khó chịu, chán ăn, ăn không ngon. Triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh về dạ dày
- Sụt cân nhanh và không rõ lý do. Da dẻ xanh xao, cơ thể suy nhược
- Đau nhức xương khớp dù không phải vận động hay làm việc nhiều
- Khó ngủ, trằn trọc, hay thức giấc giữa đêm. Đi tiểu nhiều về bạn đêm, tiểu rắt
- Nước tiểu có màu đậm và mùi hôi khai hơn bình thường. Người bệnh là nam giới thì thường có cảm giác lắng đọng chất bẩn và đau rát niệu đạo khi đi tiểu.
- Cơ bắp đau nhức, thường xuyên bị chuột rút.
- Khả năng lọc nước tiểu bị suy giảm nên cơ thể bị tích nước với biểu hiện phù nề, sưng mặt.
- Đau tức ngực khó thở, ngứa ngáy dưới da
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Chỉ số huyết áp tăng giảm đột ngột, nhịp tim tăng cao bất thường.
- Ở nam giới còn có triệu chứng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý,..
Nguyên nhân gây suy thận
Có rất nhiều nguyên gây ra bệnh suy thận. Tuy nhiên nhìn chúng nó đều được phân loại theo 2 dạng bệnh. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây suy thận cấp
Các nguyên nhân gây ra dạng bệnh suy thận cấp đều là các yếu tố tác động trực tiếp đến thận. Tình trạng này kéo dài khiến chức năng thận ngày càng suy giảm và gây ra bệnh. Bao gồm:
- Nhiễm nấm: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ, nấm ký sinh sẽ xâm nhập vào tế bào thận gây nhiễm trùng. Lúc này, thận sẽ bị sưng viêm và dần suy giảm chức năng.
- Lạm dụng thuốc tây: Các loại thuốc điều trị bằng Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến khả năng bài tiết, lọc chất thải của thận. Đây chính là lý do vì sao các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo người bệnh không tự ý sử dụng thuốc Tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Hội chứng giảm cơ ruột: Hội chứng giảm cơ ruột là tình trạng sợi cơ ruột bị hư hỏng và lắng đọng lại ở tế bào thận. Từ đó gây ra tình trạng tắc nghẽn hệ thống lọc của quả thận và gây suy thận.
- Đau tủy: Một số trường hợp suy thận cấp còn xảy ra do người bệnh gặp phải các hội chứng đau tủy như: Goodpasture, lupus ban đỏ,…
- Nôn ra máu: Khi hồng cầu bị phá hủy một cách bất thường sẽ gây ra hiện tượng nôn ra máu. Căn bệnh này thường xảy ra khi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số trường hợp khác không xác định được chính xác nguyên nhân.
Nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn
Suy thận mạn là dạng tổn thương thận kéo dài qua nhiều năm. Nguyên nhân thường gặp là do:
- Suy giảm khả năng kiểm soát nồng độ đường trong máu và nước tiểu, huyết áp không ổn định, viêm cầu thận dạng mãn tính,…
- Suy thận mạn do hội chứng thận đa nang, thận hư, sỏi thận, viêm kẽ thận, viêm tuyến tiền liệt,…. không được điều trị triệt để.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng khiến chức năng lọc của thận bị quá tải và dần bị giảm hiệu suất làm việc. Tình trạng này kéo dài, lặp lại liên tục sẽ khiến cho thận bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến suy thận.
- Lạm dụng tình dục: Thận đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản sinh ra hormone sinh dục nam. Khi phải hoạt động với tần suất dày đặc sẽ bị “vắt kiệt sức lao động”. Khi đó, khả năng bài tiết cũng bị suy giảm, đến một thời điểm nhất định sẽ gây ra bệnh suy thận.
Suy thận có nguy hiểm không?
Thận là một trong những bộ phận rất quan trọng trọng lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người. Vì vậy, suy thận là một trong những bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nó gây ra những tác động tiêu cực đến hầu hết các cơ quan khác. Đặt biệt là tim, gan, phổi và hệ thần kinh.
Ngoài ra, nếu người bệnh là nam giới nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng “giường chiếu”.
Cụ thể, nếu không được can thiệp điều trị đúng cách, bệnh thận sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
- Suy giảm chức năng tim: Khả năng lọc tiểu cầu của thận bị suy giảm sẽ khiến cho hàm lượng Kali tích tụ lại trong cơ thể và tăng cao đột ngột. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động bơm máu của tim, tất yếu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim như: Suy tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,…
- Tổn thương hệ thống dây thần kinh dẫn truyền: Chức năng thận suy giảm sẽ gây rối loạn các phản xạ và khả năng truyền, nhận tín hiệu của hệ thống dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh giao cảm ở dương vật nam giới. Tình trạng này khiến nam giới gặp phải tình trạng rối loạn cương dương, suy giảm chức năng sinh dục, liệt dương, xuất tinh sớm,….
- Phù nề phổi: Khi bị suy thận, khả năng lọc và bài tiết nước tiểu sẽ bị suy giảm hoặc gián đoạn. Từ đó gây ra tình trạng tích nước trong cơ thể, nhất là ở bộ phận phổi, dẫn đến hiện tượng phù phổi, viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi.
- Biến chứng thai kỳ: Suy thận ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Thai bị suy dinh dưỡng, lưu thai, sảy thai,…
Suy thận chữa khỏi được không?
Suy thận không phải là căn bệnh nan y. Tuy nhiên căn bệnh này có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng phục hồi chức năng thận là thời điểm điều trị và thể trạng sức khỏe của người bệnh.
Đối với dạng bệnh suy thận cấp, tức là tổn thương của bệnh mới diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể điều trị hồi phục hoàn toàn nếu “đúng thầy, đúng thuốc”.
Với bệnh suy thận mạn, bệnh sẽ không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể tập trung khắc phục triệu chứng để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Khi bệnh diễn tiến sang giai đoạn cuối sẽ phải áp dụng đến các kỹ thuật y học tốn kém như: Chạy thận nhân tạo, lọc máu, ghép thận,…. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể duy trì sự sống thêm khoảng 20 năm.
Như vậy có thể thấy rằng, bệnh suy thận có thể chữa khỏi hay không phụ thuộc rất lớn và mức độ bệnh. Do đó, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm và giành được cơ hội chữa bệnh hiệu quả nhất, bạn nên thăm khám, điều trị bệnh ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên cảnh báo bệnh.
Cách điều trị bệnh suy thận
Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định người bệnh điều trị bằng các phương pháp thích hợp. Hiện nay, căn bệnh này đang được điều trị bằng một số phương pháp sau:
Điều trị suy thận bằng Tây y
Tây y điều trị suy thận bằng hai phương án phổ biến là dùng thuốc nội khoa và phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Được sử dụng trong trường hợp suy thận cấp, mức độ nhẹ và có thể đáp ứng điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc hiện đang được sử dụng phổ biến là:
- Thuốc chống tăng huyết áp có tác dụng hạ huyết áp và bồi bổ chức năng thận
- Thuốc giúp kiểm soát nồng độ Cholesterol phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu khi bị suy thận
- Thuốc chống thiếu máu có tác dụng cân bằng lại số lượng hồng cầu và bổ sung sự thiếu hụt sắt do chức năng thận suy giảm
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây chữa suy thận người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp suy thận mạn, không đáp ứng điều trị hoặc điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này rất tốn kém và chỉ có thể kéo dài sự sống của người bệnh. Không thể hồi phục hoàn toàn tổn thương thận.
Chữa suy thận bằng các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc chữa suy thận được nhiều người truyền tai nhau như:
Bài thuốc chữa suy thận từ đỗ đen
Theo Đông y, hạt đỗ đen có tính bình, vị ngọt bùi có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc rất tốt. Vì vậy, đỗ đen giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng lọc máu hiệu quả.
Hướng dẫn áp dụng bài thuốc:
- Người bệnh rửa sạch 40g đậu đen rồi ninh nhừ với 500ml nước
- Dùng nước đỗ đen uống thay nước lọc hàng ngày để tăng khả năng bài tiết cho cơ thể.
Râu ngô chữa suy thận
Theo y học cổ truyền, râu ngô có tính bình, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc một cách an toàn, lành tính. Do đó, râu ngô trở thành một trong những bài thuốc chữa suy thận được áp dụng phổ biến trong dân gian.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 100g râu ngô, cho vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước
- Dùng nước râu ngô uống thay nước lọc hàng ngày
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Cà gai leo chữa suy thận
Cà gai leo là loại cây mọc dại, có vị đắng màu nâu sẫm, có tác dụng thanh lọc và giải độc cơ thể rất tốt.
Hướng dẫn áp dụng bài thuốc:
- Người bệnh đem sấy khô 20g cà gai leo
- Pha nguyên liệu với 50ml nước sôi để hãm thành trà
- Uống trà cà gai leo mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị suy thận bằng Đông y
Bài thuốc 1
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Phụ tử chế, thỏ ty tử, sơn thù, đương quy và nhục quế mỗi loại 8g
- Kỷ tử: 10g
- Lộc giác giao và đỗ trọng mỗi loại 12g
- Thục địa: 16g
Người bệnh đem nguyên liệu sắc với 500ml nước uống hàng ngày. Mỗi thang thuốc uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng đều đặn 30 thang thuốc để sớm đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bài thuốc số 2
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hoài sơn, sơn thù: 12g mỗi vị
- Phụ tử chế, đan bì, xa tiền tử, đan bì, ngưu tất, trạch tả: 8g mỗi loại
- Quế nhục: 4g
- Thục địa: 16g
Mỗi ngày người bệnh sắc một thang thuốc với 500ml nước, uống hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục trong vòng 1 tháng, triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Bài thuốc 3
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Kim tiền thảo, cây nổ: Mỗi vị 20g
- Dứa dại, rễ cỏ tranh: 15g mỗi loại
Cách thực hiện:
Người bệnh rửa sạch nguyên liệu sau đó đem sắc với 1.5l nước đến khi lượng nước còn lại 1 lít thì tắt bếp.
Dùng nước thuốc uống thay nước lọc và uống hết trong ngày. Sau khi sử dụng hết 30 thang thuốc, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Suy thận là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm về cơ quan nội tạng của cơ thể người. Vì vậy, mỗi người nên trang bị cho mình những thông tin cơ bản về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục bệnh hiệu quả. Chúc bạn đọc sức khỏe!