Thoái hóa khớp khuỷu tay là căn bệnh đang được người dân quan tâm chú ý nhiều hơn bởi tỷ lệ mắc căn bệnh này đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Rất nhiều thắc mắc đã đặt ra như thoái hóa khớp khuỷu tay là gì? Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh này? Bệnh có những biểu hiện như thế nào? Có các phương pháp nào để điều trị và phòng tránh bệnh này?… Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp các thông tin cơ bản để giúp mọi người nâng cao kiến thức về căn bệnh này.
Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?
Khớp khuỷu tay ở vị trí giữa xương cẳng tay và cánh tay, đảm nhiệm chức năng ngửa, sấp và gập duỗi cẳng tay. 3 xương nằm trong cấu trúc của khớp khuỷu tay gồm xương cánh tay, xương quay và xương trụ của cẳng tay. Bao quanh khớp này là bao khớp và các dây chằng.
Khớp khuỷu tay rất dễ gặp các thương tổn do đảm nhiệm chức năng cử động cánh tay, thường xuyên chịu tì đè hoặc các tác động cơ học. Quá trình lão hóa tự nhiên, vận động mạnh, quá mức hoặc chấn thương đều gây thoái hóa khớp trong đó có khớp khuỷu tay tiến triển nhanh và nặng nề hơn. Bệnh lý này thường gặp ở người trong độ tuổi từ 40 trở lên. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn phụ nữ.
Khi bị thoái hóa khớp khuỷu tay, bề mặt các xương dưới sụn và sụn sẽ bị ăn mòn dần dẫn đến hư hỏng. Do đó, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng nhức mỏi, đau vùng khuỷu tay hoặc cứng khớp khuỷu tay diễn ra khoảng 15 phút vào buổi sáng thì không được chủ quan vì đây rất có thể là biểu hiện thoái hóa giai đoạn đầu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải những dấu hiệu bất thường như sưng tấy vùng khuỷu tay do các dây thần kinh bị chèn ép hoặc tê bì các ngón tay. Căn bệnh này có thể làm mất chức năng vận động của khớp khuỷu tay nếu không được điều trị trong thời gian dài.
Nếu bị thoái hóa khớp khuỷu tay, vùng khuỷu tay của bệnh nhân sẽ bị hạn chế khả năng vận động cơ học. Chức năng đệm của sụn mất đi khiến các đầu xương cọ vào nhau khi vận động gây đau đớn cho bệnh nhân. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp khuỷu tay
Bệnh lý này tuy không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây liệt kê một số nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa khớp khuỷu tay mà bất cứ ai cũng nên đề phòng.
- Thương tổn dây chằng: Các tổn thương dây chằng quanh khớp làm mất sự ổn định của khớp khuỷu, có thể gây thoái hóa khớp ngay cả khi bề mặt sụn khớp không bị hư hỏng hoặc ăn mòn.
- Vận động quá mức: Những vận động viên cầu lông, bóng chày, bóng bàn hoặc người lao động chân tay như thợ rèn, thợ hàn, thợ mộc,… là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa khớp khuỷu tay cao hơn do tính chất nghề nghiệp, yêu cầu phải vận động tay thường xuyên, lặp đi lặp lại.
- Chấn thương: Phần lớn các bệnh nhân mắc thoái hóa khớp khuỷu tay khi thăm khám đều phát hiện có chấn thương khuỷu tay làm cho bề mặt khớp bị rạn nứt hay trật khớp.
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Bệnh lý này cũng là hệ quả của quá trình lão hóa theo thời gian.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ, chèn ép dây thần kinh trụ tại khuỷu tay hoặc cánh tay,…
- Túi hoạt dịch tại mỏm khuỷu bị viêm dẫn đến thoái hóa khớp.
- Căng gân quá mức do hoạt động như đóng đinh, chơi golf,…
- Viêm gân do thường xuyên chơi tennis, lau chùi nhà cửa, cầm vặn ốc, nghề họa sĩ, thợ mộc,…
- Loạn sản xương khớp khiến người bệnh đau đớn khi vận động do những mạnh sụn và xương khớp bị vỡ. Đây là nguyên nhân thường thấy ở thiếu niên, trẻ em hơn là các đối tượng khác.
Biểu hiện của thoái hóa khớp khuỷu tay
Một số biểu hiện của thoái hóa khớp khuỷu tay người bệnh cần lưu ý đó là:
- Đau nhức vùng khớp khuỷu tay
- Sưng tấy vùng khuỷu tay, có thể kèm theo hiện tượng viêm, nóng, đỏ.
- Các ngón tay bị tê bì do dây thần kinh bị chèn ép làm giới hạn khả năng vận động.
- Những cơn đau nhức lan xuống vùng cánh tay, cổ tay, bàn tay và ngón tay làm giảm đáng kể khả năng cầm nắm, gấp, duỗi cổ tay.
- Gặp trục trặc trong các hoạt động thường ngày như luyện tập thể thao, đánh máy, bê vác do cảm giác đau mỏi. Đau tăng lên khi nâng vật nặng, xoay cẳng tay, duỗi cổ tay, duỗi/gập ngón tay.
- Mất khả năng vận động khuỷu tay.
- Có thể xuất hiện tình trạng biến dạng khớp, teo cơ.
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp khuỷu tay
Để phòng tránh căn bệnh về xương khớp này, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn.
- Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp, hãy giảm cân ngay nếu bạn đang gặp tình trạng béo phì.
- Xây dựng cho mình thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau, củ, quả, bổ sung sữa, đảm bảo đủ lượng tinh bột và chất đạm cần thiết. Hạn chế các thực phẩm quá ngọt, quá mặn, nội tạng động vật, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Giữ cơ thể ở tư thế thẳng và cân bằng để giảm áp lực đè nén lên sụn khớp.
- Khi xách, nâng hoặc mang vác vật nặng, bạn nên sử dụng các khớp lớn.
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Đối với các trường hợp bệnh nặng, cần cân nhắc các biện pháp chữa trị ngoại khoa kết hợp như sửa trục khớp, mổ nội soi cắt xương, sử dụng khớp nhân tạo nếu chức năng của khớp bị mất hoàn toàn.
>> Bên cạnh đó người bệnh có thể tham khảo: 3 cách dùng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp dễ thực hiện và hiệu quả
Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp được cho bạn các kiến thức hữu ích nhất về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể tiến triển nặng, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn không nên chủ quan và cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn khi phát hiện các triệu chứng bất thường nhé.