Sa tinh hoàn là bệnh lý nam khoa thường gặp ở nam giới. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người bệnh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Vậy sa tinh hoàn là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Sa tinh hoàn là gì?
Sa tinh hoàn còn được gọi là bệnh thoát vị bẹn xảy ra ở tinh hoàn của người đàn ông. Bình thường, độ dài của tinh hoàn ngắn hơn dương vật (lúc không cương cứng). Khi bị sa tinh hoàn, hai tinh hoàn sẽ bị chảy xệ và dài hơn dương vật. Lúc ngồi xuống, phần da bìu không thể ôm trọn được tinh hoàn như cấu trúc bình thường.
Điều này khiến cho nam giới gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt, đi lại. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Dấu hiệu sa tinh hoàn dễ nhận biết
Bệnh sa tinh hoàn có thể nhận diện được bằng mắt thường. Ở những người có sức khỏe bình thường, tinh hoàn sẽ có độ dài trung bình là 4,5cm và độ rộng khoảng 2,5cm. Trong trường hợp bị bệnh, các chỉ số này sẽ lớn hơn.
Ngoài ra, nam giới còn có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng đi kèm như:
- Đau tức vùng bụng dưới
- Phần bìu da bị biến dạng, có một bên bìu da bị phình to tạo thành khối phồng như bị phù nề
- Cơ quan sinh dục đau tức, cơn đau tăng nặng hơn khi vận động hoặc sờ nắn
- Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa
Nguyên nhân gây sa tinh hoàn
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng sa tinh hoàn là:
- Do da bìu của tinh hoàn rộng hơn bình thường: Da bìu là bộ phận bao bọc và bảo vệ tinh hoàn. Khi phần da này bị rộng hơn so với kích thước của tinh hoàn thì nó sẽ không thể ôm sát được tinh hoàn dẫn đến bệnh sa tinh hoàn.
- Do thân nhiệt tăng: Thân nhiệt tăng khiến da bìu bị giãn rộng hơn bình thường.
- Do tinh hoàn dài: Tinh hoàn có chiều dài lớn hơn kích thước trung bình cũng khiến cho da bị bị chảy xệ, lỏng lẻo hơn.
- Màng tinh hoàn bị tổn thương: Màng tinh hoàn là lớp màng mỏng, bảo vệ tinh hoàn và đảm nhiệm vai trò vận chuyển máu, chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào tinh hoàn. Khi lớp màng này bị tổn thương sẽ khiến máu và dịch mủ bị ứ đọng ở hai bên tinh hoàn. Từ đó dẫn đến hiện tượng sa tinh hoàn.
- Do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch tinh hoàn bị co xoắn hoặc giãn nở quá mức khiến cho máu chảy ngược lại tĩnh mạch. Gây ra sự ứ đọng và gây áp lực lớn đến tĩnh mạch tinh hoàn gây sa tinh hoàn.
- Sa tinh hoàn do sự tràn dịch ở tinh mạc: Hiện tượng này xảy ra khi ống hút tinh mạc có sự bất thường khiến cho phần túi tinh bị sa xuống gọi là bệnh sa tinh hoàn.
- Ung thư tinh hoàn: Đây là nguyên nhân khá hiếm gặp nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Tế bào ung thư ở tinh hoàn sẽ hình thành nên các cục cứng làm biến đổi hình thái và trọng lượng của tinh hoàn. Lúc này vùng da bị phải chịu một áp lực rất lớn và khiến tinh hoàn bị sa xệ xuống.
Sa tinh hoàn có ảnh hưởng gì không?
Như đã chia sẻ ở trên, tinh hoàn là cơ quan sinh dục rất quan trọng ở nam giới. Bộ phận này đảm nhiệm vai trò chính trong việc duy trì khả năng sinh sản của người đàn ông. Vì thế, khi bị sa tinh hoàn, người bệnh sẽ gặp phải nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của mình.
Cụ thể, những tác động tiêu cực do sa tinh hoàn gây ra là:
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Hiện tượng tinh hoàn bị sa tinh hoàn khiến nam giới đi lại rất khó khăn, đau đớn khi tinh hoàn cọ xát vào vùng bẹn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tinh thần của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống và năng suất lao động cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Sa tinh hoàn khiến cho hàm lượng hormone sinh dục nam giảm sút. Điều này khiến cho người bệnh dần mất hứng thú trong đời sống “chăn gối”. Ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng lãnh cảm.
Sự đau đớn và cảm giác khó chịu ở dương vật còn khiến cho nam giới không đạt được khoái cảm tình dục, có xu hướng “sợ yêu”. Từ đó sẽ gây ra những rạn nứt trong hôn nhân gia đình.
Làm giảm chất lượng tinh trùng
Tinh hoàn là cơ quan giữ nhiệm vụ sản sinh tinh trùng, thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Khi tinh hoàn bị sa xuống sẽ làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Tỷ lệ tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng sẽ tăng đột biến làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Từ đó sẽ dẫn đến bệnh vô sinh nam.
Gây nguy hiểm đến tính mạng
Như đã chia sẻ ở trên sa tinh hoàn có thể mắc phải do ung thư tinh hoàn. Đây là căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó người bệnh không được chủ quan.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng sa tinh hoàn và mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Hy vọng đã giúp nam giới trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!