Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp là cách nhận biết và khắc phục các căn bệnh cơ xương khớp hiệu quả nhất. Nếu các căn bệnh cơ xương khớp không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ mang đến những hệ lụy xấu cho cơ thể, người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp
Dưới đây là một số phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm một số thông tin chi tiết:
Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh lý điển hình liên quan đến cơ chế tự miễn, tình trạng mạn tính được biểu hiện ở khớp hoặc toàn thân tuỳ vào từng mức độ khác nhau. Đây là căn bệnh có diễn biến khá phức tạp, khó lường trước và thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần có hướng điều trị tích cực ngay khi phát hiện nhằm làm ngừng sự tiến triển và hạn chế nguy cơ tàn phế cho người bệnh.
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán xác định
Dựa theo ACR Hoa Kỳ năm 1987, và hiện tiêu chuẩn này vẫn được áp dụng trên nhiều nước trong đó có Việt Nam. Chỉ cần bạn có trên 4 yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ có khả năng mắc bệnh.
- Có dấu hiệu cứng khớp, thường vào buổi sáng sớm và thời gian kéo dài trên 1 tiếng.
- Viêm sưng, có hiện tượng tràn dịch tại các nhóm khớp như khớp cổ tay, ngón tay, khuỷu tay, khớp cổ chân, ngón chân.
- Xuất hiện triệu chứng viêm khớp đối xứng.
- Xét nghiệm huyết thanh có dương tính với các yếu tố gây thấp khớp.
- Hình ảnh chụp X-quang có dấu hiệu tổn thương, bào mòn đầu xương, hình hốc, khe khớp hẹp,…
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Gồm có xét nghiệm tốc độ lắng của máu, CRP, xét nghiệm tế bào máu, chức năng của thận, gan,…
- Ngoài ra, có một số các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu là RF, Anti CCP và X-quang tại vị trí khớp nghi mắc bệnh.
Chẩn đoán phân biệt
Cần nhận biết với các bệnh lý khác như thoái hóa khớp, viêm cột sống dạng dính khớp, gút, bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng vảy nến,…
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp cần được điều trị theo hướng lâu dài, tích cực, toàn diện và luôn luôn phải theo dõi dấu hiệu của bệnh.
Điều trị nội khoa
Sau khi khám và chẩn đoán bệnh rõ ràng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh nhằm giảm đau, giảm sưng viêm và cải thiện khả năng đi lại vận động,
- Thuốc kháng viêm không có steroid: Meloxicam, Diclofenac, Brexin,,,,,
- Thuốc Corticosteroids: Methylprednisolone, Prednisone, Prednisolone,…
- Thuốc làm chậm quá trình phát triển của bệnh như Methotrexetat, Sulfasalazine,…
Điều trị kết hợp
- Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu nhằm giảm sưng, giảm đau nhanh chóng cho người bệnh.
- Tập luyện các bài tập nhằm phục hồi chức năng, hạn chế tình trạng teo cơ, dính khớp,…
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết như sắt, vitamin D, acid folic, vitamin B12,… giúp phòng ngừa nguy cơ mắc loãng xương, tăng cường thể lực cho bệnh nhân.
Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối được hình thành do quá trình lão hoá tự nhiên, khiến cho việc tiêu hao và tổng hợp xương dưới sụn và sụn bị rơi vào trạng thái mất cân bằng. Thoái hoá khớp gối có thể bắt nguồn từ nhiều căn nguyên khác nhau như yếu tố chuyển hóa, chấn thương, yếu tố phát triển hoặc di truyền. Sự thiếu cân bằng của bệnh khiến khớp gối bị thay đổi về cấu trúc, hình thái,… dẫn tới hiện tượng xơ hoá, gai xương, nứt hay mất sụn,…
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán xác định
Dựa theo các tiêu chí chẩn đoán của ACR – Hội thấp khớp học của Mỹ, năm 1991. Có 5 yếu tố chính bao gồm:
- Rìa khớp xuất hiện các gai xương.
- Có dịch thoái hoá ở khớp.
- Gặp ở đối tượng trên 38 tuổi.
- Có triệu chứng cứng khớp kéo dài trong khoảng dưới 30 phút.
- Người bệnh có thể cảm nhận được tiếng lục khục mỗi khi di chuyển hoặc vận động.
Người bệnh được chẩn đoán khi có đủ tiêu chí 1,4,5 hoặc 1,2,5 hoặc 1,2,3,4. Bên cạnh đó, còn phải kể đến hai dấu hiệu bệnh khác là
- Biến dạng khớp: Khớp gối có thể biến dạng do màng hoạt dịch bị thoát vị, trục khớp lệch hoặc do các gai xương.
- Tràn dịch màng khớp: Hiện tượng tràn dịch xảy ra do màng khớp bị viêm, sưng và tổn thương.
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Chụp X-quang nhằm chẩn đoán thoái hoá khớp tại 4 giai đoạn là nghi có gai xương, có gai xương, khe khớp hẹp ở thể nhẹ, xơ cứng xương dưới sụn có kèm theo khớp bị hẹp khe.
- Siêu âm: Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm ngoài da nhằm đánh giá chính xác tình trạng gai xương, đo độ dày của sụn khớp, lượng dịch trong khớp, vị trí sụn khớp bị thoái hoá,…
- Kỹ thuật cộng hưởng từ MRI: Đây là một kỹ thuật hiện đại, được sử dụng nhằm phát hiện rõ, chính xác vị trí tổn thương của sụn khớp, màng hoạt dịch ở không gian ba chiều.
- Nội soi: Thủ thuật nội soi kết hợp chọc dịch sinh thiết giúp chẩn đoán mức độ bệnh và phân biệt với các bệnh liên quan đến khớp khác.
- Sinh hoá và xét nghiệm nhằm chẩn đoán tốc độ lắng bình thường của máu.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh lý viêm khớp dạng thấp có đặc trưng là chỉ xuất hiện ở hai khớp gối, chúng được biểu hiện bởi tốc độ lắng máu và chẩn đoán dựa vào kết quả sinh thiết, nội soi khớp.
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối
Nguyên tắc điều trị bệnh thoái hoá khớp gối là giảm triệu chứng đau qua các đợt, hồi phục khả năng vận động cho người bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa tình trạng khớp bị biến dạng. Bên cạnh đó, việc chữa bệnh còn cần lưu ý tới yếu tố chất lượng cuộc sống và hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên người bệnh.
Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau gồm có Paracetamol hoặc Tramadol cho các trường hợp bệnh nặng hơn.
- Thuốc chống viêm Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib, Diclofenac,… không chứa steroid.
- Thuốc bôi tại vị trí khớp bị đau, ít có phản ứng phụ như Emulgel, Voltaren,…
- Thuốc tiêm khớp theo chỉ định của bác sĩ như Hydrocortison acetat, Methylprednisolon, Acid hyaluronic,…
- Thuốc Corticosteroid chống chỉ định cho đường toàn thân.
Điều trị ngoại khoa
Các can thiệp ngoại khoa bao gồm
- Cấy ghép các tế bào sụn mới
- Cắt, gọt và rửa vị trí khớp thoái hoá.
- Phương pháp khoan nhằm kích thích tạo tế bào xương.
- Phẫu thuật chỉ định thay khớp nhân tạo dành cho các đối tượng bị bệnh nặng, không có dấu hiệu tiến triển cho dù đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Vật lý trị liệu
Việc áp dụng các biện pháp như chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại, châm cứu,… có thể hỗ trợ quá trình điều trị, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.
Ngoài một số bệnh lý trên, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp thường gặp khác chẳng hạn như bệnh nhược cơ, bệnh viêm xương tủy nhiễm khuẩn, viêm cơ, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh viêm màng hoạt dịch khớp, viêm cột sống dính khớp,…
Hy vọng rằng, những thông tin về phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp mà chúng tôi đề cập ở trên đã phần nào giúp bạn đọc nắm bắt rõ hơn về bệnh và tìm được biện pháp chữa trị phù hợp cho bản thân. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!
>> Tìm hiểu: Thuốc bổ xương khớp loại nào tốt?