Khô khớp gối gây ra những tiếng kêu ở vùng khớp gối khi đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột, hoặc cũng có thể bị co cứng khớp gối khi đứng quá lâu. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh lý nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm cho mình những thông tin cần thiết và bổ ích.
Nguyên nhân gây khô khớp gối
Khô khớp gối là tên gọi dùng để chỉ tình trạng dịch khớp tiết ra ít dẫn đến tình trạng cứng khớp. Biểu hiện thường thấy khi người bệnh mắc chứng khô khớp gối là những âm thanh lạo xạo, rắc ở phần đầu gối khi bệnh nhân đứng dậy, ngồi xuống.
Những người dễ mắc bệnh khô khớp gối là người cao tuổi, người sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, người ít vận động, người trẻ cơ thể thiếu dưỡng chất….
Chắc hẳn bạn đọc đang thắc mắc nguyên nhân nào dẫn tới khô khớp gối. Tình trạng này thường được gây ra do một số nguyên nhân sau:
Do sụn chêm bị chấn thương
Sụn chêm là phần sụn nằm tại vị trí giữa xương đùi và xương chày, được xem như tấm đệm lót giữa hai xương, ngăn chặn sự ma sát của hai xương này trong quá trình vận động. Bên cạnh đó sụn chêm còn giúp bảo vệ các xương không bị mài mòn và tổn thương.
Có vai trò quan trọng nhưng sụn chêm lại không thể sản sinh thêm hay tái tạo theo thời gian. Khi cao tuổi, sụn chêm bị bào mòn dần hay do các tổn thương mà chức năng bị suy giảm. Dẫn tới sưng đau đầu gối, các xương cọ xát vào nhau dẫn tới cứng khớp, khô khớp gối.
Do bị viêm khớp
Viêm khớp là do sự hao mòn của lớp sụn ngăn cách giữa hai xương khiến đầu xương bị cọ xát vào nhau, gây ra tình trạng đau nhức khớp gối. Viêm khớp gối rất phổ biến, dễ gặp do khớp gối giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động của cơ thế, tham gia vào hầu hết các quá trình sinh hoạt, vận động của con người.
Viêm khớp dạng thấp gây khô khớp gối
Đây là bệnh lý khá đặc biệt khi cơ chế tự miễn của cơ thể quay ra tấn công các mô khỏe. Bệnh lý này thường gây ảnh hưởng cả hai bên đầu gối. Bên cạnh đó người mắc viêm khớp dạng thấp còn dễ dạng bị u bao hoạt dịch gây đau khớp, cứng khớp và khô khớp gối.
Khô khớp do chấn thương
Sau những chấn thương, tổn thương tại vùng khớp gối, thông thường người bệnh dễ có nguy cơ cao mắc phải viêm khớp. Mặc dù đã được điều trị tích cực, triệt để nhưng viêm khớp sau tổn thương, chấn thương rất khó tránh, dễ dẫn tới khô khớp gối.
Do chấn thương dây chằng
Dây chằng được cấu tạo chủ yếu từ collagen, có tác dụng nối các xương và bao quanh khớp. Tuy nhiên dây chằng lại rất dễ tổn thương, bị giãn khi cơ thể hoạt động mạnh. Khi dây chằng bị tác động, đầu gối người bệnh sẽ sưng, tấy đỏ và gây đau đớn.
Do xơ khớp
Xơ khớp là tình trạng người bệnh hình thành một mô sẹo cứng, dày quá mức bao quanh khớp. Thông thường, nguyên nhân này hay gặp ở người đã từng phẫu thuật ngoại khoa tại vùng đầu gối như các phẫu thuật liên quan dây chằng.
Cách chữa khô khớp
Chữa khô khớp đúng cách sẽ làm gia tăng khả năng phục hồi chức năng khớp, thời gian chữa trị nhanh và mang tới hiệu quả. Vậy cách chữa khô khớp như thế nào cho đúng?
- Nghỉ ngơi: Khi gối xuất hiện các cơn đau nhức, sưng tấy, người bệnh cần nghỉ ngơi ngay lập tức để bệnh tình không nặng thêm. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp giảm các áp lực lên phần khớp gối, giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
- Chườm lạnh: Khi tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể giảm đau tại nhà bằng việc chườm lạnh. Mỗi lần chườm nên từ 10 – 15 phút, cách nhau 3 – 4 tiếng.
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Tình trạng khô khớp gối có thể khiến người bệnh đau đớn, kèm sốt khi bị viêm. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các sản phẩm thuốc giảm đau, kháng viêm để làm dịu bớt các triệu chứng.
- Hạn chế vận động mạnh: Khi khô khớp gối, thông thường phần khớp này đã gặp phải những tổn thương nhất định. Lúc này, người bệnh nên tuyệt đối tranh các hoạt động mạnh như bê vác đồ nặng, chơi thể thao, chạy nhảy…tránh bệnh trở nên nặng hơn.
- Vật lý trị liệu: Trong phác đồ điều trị các bệnh lý về xương khớp, không thể thiếu các bài tập vật lý trị liệu. Bạn nên chọn bài tập có cường độ nhẹ, phù hợp với tình trạng bệnh để làm gia tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho khớp.
Khô khớp gối nên ăn gì?
Ít người biết rằng, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh về khớp, đặc biệt là khô khớp gối. Người bị khô khớp gối được khuyến khích nên bổ sung thêm các thực phẩm sau vào thực đơn của mình:
- Các loại cá giàu omega 3, vitamin D như cá ngừ, cá trích, cá hồi… Các loại cá này có tác dụng lớn trong việc giảm đau, kháng viêm, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
- Thực phẩm giàu canxi: các loại tôm, cua, hải sản…rất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
- Thực phẩm giàu vitamin: Hoa quả được xem là loại thực phẩm giàu và phong phú về các loại vitamin. Bên cạnh đó hoa quả cũng là thực phẩm dễ ăn đối với tất cả mọi người.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Việc bổ sung thêm sữa tươi, sữa chua, phomai giúp tăng cường thêm canxi và vitamin D cho cơ thể. Bổ sung thêm collagen và thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, giúp xương khớp trở nên dẻo dai hơn.
Khô khớp gối là căn bệnh thường gặp và không nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh như gây ra các cơn đau nhức, hạn chế sự vận động của vùng chân, Vì vậy, điều trị sớm căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Bài viết đã đưa tới bạn đọc thông tin bổ ích về vấn đề này, chúc bạn đã có cho mình những điều cần thiết để phòng ngừa, điều trị khô khớp gối.