Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 10% dân số tuổi trung niên không thể lao động bình thường do bị gai khớp gối. Những cơn đau nhức đột ngột khi đứng lên ngồi xuống đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh nguy hiểm này qua bài viết dưới đây nhé!
Gai khớp gối là bệnh gì?
Sụn khớp cùng với xương ở dưới sụn khớp đóng vai trò cản trở sự va chạm đầu 2 xương, đồng thời là lớp đệm lót cho khớp. Khi sụn khớp và xương dưới sụn khớp bị tổn thương không được chữa trị kịp thời, triệt để sẽ gây ra bệnh gai khớp gối.
Gai khớp gối là tình trạng các phần sụn khớp mọc ra các gai gây đau đớn cho người bệnh. Tình trạng xảy ra do hệ quả của quá trình lão hóa khiến xương và sụn khớp bị tổn thương, bề mặt sụn yếu, không đủ nhầy bôi trơn và trở nên khôn, sần. Bệnh nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm bệnh nhân mất đi khả năng vận động, đi lại bình thường.
Bước vào độ tuổi trung niên, từ 40 tuổi trở đi, bề mặt sụn khớp sẽ bị lão hóa dần, mất đi sự chắc khỏe và trơn láng. Dần dần sẽ bị thoái hóa khớp gối, dễ bị nứt, để lộ ra đầu xương.
Tùy vào cơ địa, kích thước của xương mà các gai sẽ có kích thước to nhỏ không giống nhau và hình dạng cũng khác nhau.
Triệu chứng gai khớp gối
Gai khớp gối có các biểu hiện rất dễ nhận biết. Điển hình như các biểu hiện sau:
Đau khớp gối khi đứng
Tuổi càng cao, xương khớp càng kém, sau tuổi 40 sẽ không ít người gặp tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, đặc biệt là khi ngồi xổm. Bên cạnh đó, khi ngồi lâu các khớp bị cứng rất khó khăn để cử động.
Xương đầu gối thoái hóa, tổn thương và thường bị áp lực khi ngồi xổm sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối gây ra những cơn đau khó chịu. Đây là biểu hiện thường gặp cũng như là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị gai đầu gối.
Đau nhức khi lên xuống cầu thang
Khi lên cầu thang sức nặng của cơ thể đặc biệt dồn lên hai chân. Lúc này đầu gối bị áp lực đè nặng, nếu người bệnh mắc bệnh lý gai khớp gối sẽ thấy đau nhức bất thường, cơn đau lan ra bắp chân và các ống chân. Đặc biệt những người thừa cân, béo phì tình trạng này sẽ càng thêm nghiêm trọng.
Co duỗi chân bị nhức
Sụn xương bị bào mòn, chất nhầy không đủ để bôi trơn, đặc biệt khi co duỗi chân cơn đau sẽ càng nặng, người bệnh có thể nghe thấy được cả tiếng lục cục của xương khi va chạm vào nhau.
Đầu gối sưng tấy
Các gai khớp gối hình thành lâu ngày tạo ra các cơn đau, lúc này cơ thể sẽ kích thích dịch nhầy bôi trơn, tuy nhiên dịch này tăng lên đột ngột sẽ khiến khớp gối tràn dịch và tạo ra các cục sưng, viêm, chân bị phù nề rất đau đớn.
Tê bì, mất cảm giác ở đầu gối
Các gai khớp gối tạo ra các cơn đau, sưng, tấy chèn ép lên dây thần kinh, nếu để lâu sẽ gây ra cảm giác tê bì, nhiều trường hợp mất cảm giác không thể đi lại bình thường.
Khớp cứng nhắc khó vận động
Cơ chế của cơ thể là tăng lượng canxi tập trung vào khớp gối nhiều hơn khi khớp bị gai, mắc bệnh lý. Bởi vậy người bệnh có thể cảm thấy khớp bị cứng, khó vận động linh hoạt nhất là khi thức dậy vào buổi sáng.
Nguyên nhân gây ra bệnh gai khớp gối
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai khớp gối phổ biến gồm có:
Do xương lão hóa theo tuổi tác
Lão hóa là nguyên nhân phổ biến, chủ yếu nhất của bệnh gai khớp gối. Sau 40 tuổi cơ thể bắt đầu có các biểu hiện suy giảm chức năng, nhất là xương. Đặc biệt những người thường lao động, mang vác nặng tình trạng lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn bởi vậy mà bệnh gai khớp gối cũng có thể nặng hơn những người khác.
Do di truyền
Nếu người thân trong gia đình gặp các vấn đề về xương hoặc đơn giản đã từng có người bị gai khớp gối thì khả năng mắc bệnh của bạn khá cao. Di truyền là nguyên nhân rất khó khắc phục, nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi có nhưng không cao.
Mang thai
Khi mang thai, chị em phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố, hormone kéo theo đó là sự lão hóa nhanh chóng, đặc biệt là những phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi.
Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh cũng có sự sụt giảm nội tiết tố nữ estrogen cũng là nguyên nhân mắc các bệnh lý xương khớp.
Béo phì
Những người béo phì cơ thể nặng nề, sức nặng dồn lên chân, lên xương khớp, lâu dần làm biến dạng, hỏng xương nguy cơ mắc gai khớp gối rất cao.
Đầu gối gặp chấn thương
Khớp gối gặp tai nạn trong quá trình lao động hay di chuyển. Để phục hồi cơ thể canxi sẽ tập trung vào vùng gối để sửa chữa, phục hồi, tái tạo xương. Tuy nhiên, do một vài lý do quá trình không diễn ra bình thường, gai xương dần hình thành và biến dạng trên bề mặt xương gây ra bệnh.
Do áp lực vật lý
Vận động mạnh quá mức, lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế trong thời gian dài ngày sẽ làm tổn thương mô sụn, dịch nhờn ở xung quanh khớp tiết ra không đủ. Lúc này các gai xương dần hình thành và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các giai đoạn phát triển của bệnh gai khớp gối
Bệnh trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Khởi phát
Khớp gối chưa có dấu hiệu bất thường, cơ thể chỉ cảm nhận những cơn đai khi đứng lên ngồi xuống, tập thể dục, ngồi xổm hay khi đi cầu thang
Giai đoạn 2: Phát triển
Các khe khớp bắt đầu có các gai xương nhỏ, khích thước bề mặt sụn không có nhiều thay đổi so với bình thường, tuy nhiên khi vận động nhiều, sai tư thể đặc biệt khi trời trở lạnh các cơn đau ở khớp gối xuất hiện nhiều và thường xuyên.
Giai đoạn 3: Trở nặng
Các gai xương ở giai đoạn này khá to, đầu xương biến dạng, khe khớp hẹp. Các cơn đau rõ ràng hơn, các sụn khớp bọc đầu xương bào mòn.
Các cơn đau biểu hiện rõ ràng khi đi bộ, đứng lên ngồi xuống,…nhìn chung chỉ vận động cũng có thể đau. Vào sáng sớm, người bệnh sẽ thấy khớp cứng, đau, sưng, tràn dịch khớp gối diễn ra thường xuyên.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối
Khi gai khớp gối ở giai đoạn cuối việc điều trị rất khó khăn. Các biểu hiện như gai nhiều, sụn khớp bào mòn, khe khớp hẹp nhiều, đầu xương biến dạng, xương lục khục, nặng hơn có thể teo cơ, bại liệt rất nguy hiểm.
Gai khớp gối có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị ngay từ giai đoạn đầu. Những biểu hiện của bệnh khi khởi phát không rõ ràng, vì thế rất nhiều người bỏ đã qua thời điểm vàng để chữa bệnh. Bởi vậy, để luôn có cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai hãy tập thể dục hàng ngày, thăm khám sức khỏe định kỳ và gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên nhé.