Đau lưng không cúi được là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Rất nhiều trường hợp tự nhiên bị đau lưng không cúi được khi đi khám đã được các bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và có nguy cơ dẫn tới bại liệt, tàn phế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp chữa trị như thế nào nhé.
Nguyên nhân gây đau lưng không cúi được
Đau lưng không cúi được có thể là triệu chứng xảy ra do chấn thương ảnh hưởng đến cột sống hoặc do mắc phải một bệnh lý về cơ xương khớp ở lưng. Trong đó thoát vị đĩa đệm được coi là nguyên chính dẫn đến tình trạng đau lưng không cúi được ở nhiều người. Các nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng này cùng với cách nhận biết là:
Do bệnh lý xương khớp
Đây là nguyên nhân khó xác định được chính xác bệnh nếu chỉ dựa vào các triệu chứng xảy ra. Khác với những nguyên nhân do lực tác động từ ngoại lực có thể dễ dàng nhận biết thì nguyên nhân gây đau lưng không cúi được do bệnh xương khớp lại ngược lại. Bệnh nhân thông thường sẽ tự nhiên cảm thấy bị đau lưng, sau đó mức độ đau tăng lên đến nỗi không cúi xuống được.
Một số căn bệnh xương khớp ở cột sống phổ biến gây ra tình trạng trên đó là:
Trong đó thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp nhất gây ra đau lưng không cúi được.
Cách nhận biết những cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm là đau đớn xuất hiện cả khi đại tiểu tiện, ho, hắt hơi, nằm nghiêng. Cơn đau thường khởi phát từ vị trí lưng dưới, sau đó lan rộng tới đùi, bắp chân, bàn chân, các ngón chân.
Cơn đau lưng không cúi được thường kèm theo cảm giác tê ran ở hai chi dưới kèm theo ngứa. Đau hơn khi người bện di chuyển hoặc ngồi im một chỗ quá lâu.
Do cột sống bị gây tê
Nhiều bệnh nhân sau khi gây tê cột sống thì cảm thấy đau lưng không thể cúi được. Hiện tượng này có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây tê kết hợp thêm một số yếu tố khác.
Thông thường sau khi gây tê cột sống bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lưng, tuy nhiên nếu như kết hợp cùng với một số yếu tố khách quan khác thì người bệnh sẽ bị đau lưng không cúi được.
Tuổi cao
Xương cột sống cùng nhiều bộ phận xung quanh nó sẽ bị lão hóa theo thời gian. Tình trạng thoái hóa xương khớp ở người cao tuổi sẽ có nguy cơ dẫn đến triệu chứng đau lưng không cúi được.
Khi người bệnh bị thoái hóa xương khớp nói chung, đặc biệt là thoái hóa xương cột sống thì chỉ cần những tác động nhỏ ảnh hưởng đến cột sống cũng có thể gây ra đau lưng nặng. Một trong những dạng đau lưng đó là đau đến nỗi không thể cúi xuống được.
Thông thường những người bị đau lưng không cúi được do tuổi cao còn do giãn dây chằng. Tình trạng này khi xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt của họ.
Tư thế hoạt động sai cách
Bất cứ đối tượng nào nếu như thực hiện các tư thế làm việc sai cách trong thời gian dài đều có thể dẫn đến đau lưng không cúi được. Đặc biệt là những người làm nhân viên văn phòng, việc ngồi quá lâu một chỗ đã ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp. Ngoài ra nếu như những người làm công việc nhân viên văn phòng nói chung không thực hiện đúng tư thế khi ngồi làm việc cả ngày thì sẽ dẫn tới nhiều nguy hại cho sức khỏe. Rất nhiều căn bệnh có thể xảy ra chủ yếu liên quan đến xương khớp cột sống nguy hiểm.
Đây là nguyên nhân rất phổ biến trong một bộ phận lớn những người làm công việc văn phòng nói chung yêu cầu họ phải ngồi tại một vị trí và làm việc trong nhiều giờ. Kết hợp thêm thực trạng lười vận động hiện nay dẫn tới sức khỏe suy yếu và tạo điều kiện thuận lợi để một số căn bệnh được hình thành.
Chấn thương
Đây là sự tác động mạnh của ngoại lực tới cơ thể do kết quả từ một vụ tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động hoặc chấn thương khi tập thể thao. Các tác động này nếu như càng liên quan xương cột sống thì khả năng bị đau lưng không cúi được sẽ càng cao.
Làm việc nặng, lao động quá sức
Cuộc sống mưu sinh khiến cho một bộ phận không nhỏ những người lao động có đặc thù công việc là lao động chân tay nặng nhọc. Việc cột sống luôn phải đối mặt với những áp lực do công việc ngày qua ngày trong nhiều năm sẽ không tránh khỏi những tổn thương và suy yếu dần. Đau lưng không cúi được có thể gặp ở nhiều hơn ở những người lao động nặng, đặc biệt là khi lao động quá sức thì tỷ lệ xảy ra triệu chứng này càng lớn.
Chưa rõ nguyên nhân
Một số trường hợp hiếm gặp, các bác sĩ không thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đau lưng không cúi được. Một giả thiết được đưa ra đó là do yếu tố di truyền bẩm sinh khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát tác cơn đau. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân ở những trường hợp trên và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.
Biện pháp giảm đau lưng không cúi được
- Nằm nghỉ ngơi tại chỗ
- Không mang vác vật quá nặng, quá sức đối với mình
- Chườm nóng là giải pháp giảm đau khá hiệu quả, nó giúp tăng tuần hoàn máu, giãn dây chằng và giãn cơ.
- Vận động thường xuyên, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
- Đi đứng, ngồi, nằm đúng tư thế
Cách chữa đau lưng không cúi được
Để có phương pháp chữa trị phù hợp thì các bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng đau lưng không cúi được.
Điều trị bảo tồn là phương pháp thông thường sẽ áp dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh lý. Tuy nhiên một số trường hợp nặng sẽ cần phải xem xét để thực hiện phẫu thuật.
- Dùng thuốc tân dược: thuốc giãn cơ, kháng viêm và thuốc giảm đau là cách nhiều người áp dụng nhất. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ và khả năng tái phát cao.
- Sử dụng thuốc Đông y: các bài thuốc được bào chế từ những loại thảo dược với công dụng mạnh gân cốt, bỏ tà khí, thông khí huyết, tán hàn, khu phong rất tốt.
- Vật lý trị liệu cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý và ăn uống khoa học
- Phẫu thuật được áp dụng cho các bệnh nhân bị đau lưng không cúi được quá nặng và có nguy cơ chuyển thành biến chứng nguy hiểm. Đây là phương pháp có tác dụng nhanh, có thể chỉ mất vài ngày là khỏi nhưng chi phí điều trị khá cao. Ngoài ra bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số biến chứng như sốc phản vệ, nhiễm trùng máu,…
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau lưng không cúi được. Mong rằng chia sẻ này giúp mọi người biết được nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này, có những cách khắc phục phù hợp.
Xem thêm: