Các chỉ số xét nghiệm suy thận là vô cùng cần thiết, cho chẩn đoạn bệnh chính xác hơn. Vậy bạn đã hiểu hết ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm suy thận? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích bạn nhé.
Các chỉ số xét nghiệm suy thận
Thông thường để xác định bệnh nhân có suy thận hay không, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh. Mỗi xét nghiệm lại có ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể như sau:
Xét nghiệm máu
Quan trọng nhất là xét nghiệm ure máu. Sự có mặt của ure trong máu giúp phát hiện và kiểm tra chức năng thực tế của thận, dùng để đánh giá các bệnh lý về thận. Ở người bình thường, chỉ số này dao động từ 2.5 – 7.5 mmol/L.
Khi hàm lượng ure trong máu cao hơn ngưỡng trên, người bệnh có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận…..
- Xét nghiệm huyết thanh Creatinin: Creatinin là hoạt chất của protein được đào thải bởi thận. Khi ở mức bình thường, chỉ số này với nam giới nằm trong ngưỡng 0.6 – 1.2 mg/dl, ở nữ giới nằm trong khoảng 0.5 – 1.1mg/dl. Khi nồng độ này cao nghĩa là chức năng thận đang bị rối loạn.
- Điện giải đồ: Chức năng thận rối loạn cũng làm mất cân bằng nồng độ các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể là hàm lượng natri, kali và canxi máu giảm mạnh.
- Axit uric máu: Đây là chỉ số quan trọng để các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thận, bệnh gout. Ở nam giới, giới hạn bình thường là 180 – 420 mmol/ L, nữ giới nằm trong khoảng 150 – 360 mmol/L. Khi hàm lượng axit uric tăng cao chứng tỏ người bệnh đang mắc bệnh gout, suy thận…..
Xét nghiệm nước tiểu
Các chỉ số xét nghiệm suy thận còn bao gồm các xét nghiệm liên quan tới nước tiểu.
- Về tỷ trọng nước tiểu của người bình thường là 1.01 – 1.020, khi người bệnh bị suy thận tỷ trọng nước tiểu giảm do nồng độ cô đặc của nước tiểu giảm.
- Protein: Nước tiểu của người bình thường có chứa từ 0 – 0.2 g/l/24h, ở người bị bệnh lý về thận, lượng protein niệu trong nước tiểu sẽ bị tăng lên.
Trong các chỉ số trên, quan trọng nhất là xét nghiệm Creatinin, dựa trên chỉ số này, các chẩn đoán về bệnh thận rõ ràng và phần lớn nếu chỉ số này tăng cao, người bệnh có khả năng lớn mắc các bệnh lý về suy thận, viêm cầu thận, rối loạn chức năng thận.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn
Suy thận mạn là tình trạng thận mất đi chức năng đào thải các chất đọc và dịch dư thừa khỏi máu, cơ thể. Suy thận mạn là tình trạng suy thận kéo dài, ở giai đoạn nặng, người bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn và sẽ sống chung với bệnh suốt đời. Khác với suy thận, để chẩn đoán suy thận mạn, bên cạnh việc xét nghiệm và dựa trên các chỉ số xét nghiệm suy thận, các bác sĩ cần dựa trên các tiêu chuẩn nhất định để để ra kết luận chính xác.
Để chẩn đoán suy thận mạn, sau khi xác định bệnh nhân bị suy thận, bác sĩ sẽ sử dụng các tiêu chuẩn dưới đây:
- Dựa vào nồng độ ure, huyết thanh creatinin trong máu.
- Dựa vào mức lọc thận thấp hơn 60ml/phút.
Cụ thể:
- Người bị suy thận mạn sẽ có hàm lượng ure trong máu cao kéo dài liên tục trong ba tháng.
- Khi mức lọc cầu thận < 60ml/ phút có thời gian kéo dài trên ba tháng.
- Khi chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm hay chụp X – quang thấy kích thước thận hai bên không đều, có sự suy giảm kích thước. Mô thận mờ, không nhìn rõ ranh giới giữa nhu mô thận và đài bể thận.
- Trụ nước tiểu có kích thước tăng.
- Người bị suy thận mạn là người bị suy thận kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu nói trên. Đối với người cao tuổi, cần xét nghiệm rõ ràng, các chẩn đoán trên chưa thực sự chính xác 100% với người lớn tuổi bị suy thận.
Thông qua các chỉ số xét nghiệm suy thận kèm theo các biểu hiện cụ thể ở từng người bệnh, có thể đưa ra các chẩn đoán ban đầu xem người bệnh có bị suy thận mạn hay không. Người bệnh có thể thăm khám tại các cơ sở y tế đã có kết luận chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.
Các chỉ số xét nghiệm suy thận đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và xác định xem người bệnh có bị suy thận hay không. Hiện nay các xét nghiệm đều được tiến hành nhanh, dễ dàng và chính xác. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn đọc các thông tin hữu ích về căn bệnh suy thận.