Bệnh uốn ván là một trong những bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ tử vong cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều còn mơ hồ về bệnh hoặc có tâm lý chủ quan nên đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vì vậy, để có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc đừng quên theo dõi nội dung vì cộng đồng chia sẻ dưới đây.
Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván là dạng bệnh nhiễm trùng cấp tính mắc phải do độc tố của một loại protein mạnh. Có tên khoa học là tetanospasmin được tiết ra từ thành phần Clostridium tetani.
Bệnh thường xuất hiện ở các vùng quê thuộc các nước không có chương trình tiêm chủng phòng ngừa bệnh mở rộng. Ở các khu vực này, tỷ lệ trẻ sơ sinh và người trẻ mắc phải căn bệnh này rất cao.
Nhiễm trùng uốn ván thường xảy ra sau khi trên da xuất hiện các vết thương hở như trầy xước, rách da, bỏng da, vết tiêm, viêm tai giữa, sảy thai, phẫu thuật hoặc sinh nở,… Theo nghiên cứu, trực khuẩn gây tử vong của bệnh uốn ván thường phát triển ngay tại vết thương bị nhiễm trùng trong điều kiện yếm khí.
Sau đó chúng giải phóng độc tố này vào máu và phá hủy hệ thần kinh vận động và khối cơ. Các phản ứng này khiến người bệnh gặp phải tình trạng co cứng cơ. Tại vị trí co cứng xảy ra tình trạng co giật.
Bệnh có khả năng tử vong rất cao gây ra bởi độc tố trực khuẩn của trùng uốn ván. Theo số liệu thống kê, có đến 90% trường hợp tử vong sau khi bị nhiễm trùng uốn ván. Con số này được đặt ở mức báo động ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dấu hiệu bệnh uốn ván
Sau một thời gian ủ bệnh, trùng uốn ván sẽ gây ra những tín hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn. Ban đầu, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau cơ, co cứng cơ mức độ dữ dội. Cơn đau thường khởi phát đầu tiên ở cơ hàm sau đó bắt đầu lan tỏa ra khắp các cơ quan khác. Triệu chứng bệnh diễn ra dạng cấp tính đột ngột với các diễn tiến chỉ diễn ra trong khoảng 3 phút.
Các biểu hiện cụ thể của của bệnh uốn ván gồm:
- Người bệnh bị co cứng cơ hàm khi nhai. Quan sát thấy cơ mặt bất thường có nét mặt như đang cười nhăn nhó
- Cơn co cứng xảy ra ở lưng, gáy, bụng. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng co cứng ngay tại vùng bị nhiễm trùng.
- Người bệnh có xu hướng cong ưỡn cơ thể ra phía sau, cả người căng cứng và thẳng như một tấm ván. Cũng có thể gập cơ thể về phía trước hoặc cơ thể cong sang một bên nhất định. Đi kèm với đó là hiện tượng co giật toàn thân khi cơ thể bị kích thích bởi ánh sáng chói, âm thanh lớn hoặc bị va chạm trực tiếp.
- Trẻ nhỏ bị uốn ván thường quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, môi trên và môi dưới chúm chím lại. Khi đói trẻ cũng không thể bú được nên càng quấy khóc hơn. Cơ thể có dấu hiệu co cứg, cứng hàm, nhất là khi bị đè lưỡi để cho bú. Sau đó sẽ xuất hiện các cơn co cứng, co giật. Cơ thể trẻ bị uốn cong, đầu ngả về phía sau, sốt cao, hai tay khép chặt lại và bị rối loạn tiêu hóa.
- Một số trường hợp mức độ co thắt dữ dội khiến trẻ cong gồng người dẫn đến nguy cơ gãy xương. Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, khó nhai nuốt, đau nhức đầu, huyết áp tăng, nhịp tim gấp và nhanh hơn.
Thời gian ủ bệnh uốn ván
Theo y học hiện đại, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh trung bình kéo dài từ 4 đến 21 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp thời gian ủ bệnh dài hoặc ngắn hơn.
Sau khi bị nhiễm trùng vết thương, có khoảng 15% trường hợp mắc bệnh khởi phát triệu chứng trong vòng 3 ngày đầu tiên. Có khoảng 10% phát hiện triệu chứng sau 2 tuần nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì triệu chứng bệnh càng cấp tính và dữ dội với nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh uốn ván có chữa được không?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tỷ vong rất cao. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể chữa được nếu bệnh nhân được sơ cứu và cấp cứu kịp thời.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bệnh uốn ván có thể được điều trị bằng một số phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu diệt gốc tế bào sinh ra độc tố. Đồng thời cần sử dụng kết hợp các loại thuốc đặc hiệu chống nhiễm khuẩn khác.
- Sử dụng thuốc kháng độc tố gây bệnh uốn ván nhằm mục đích vô hiệu hóa sự tấn công của độc tố trong máu và vết thương hở. Từ đó giúp kiểm soát nguy cơ tử vong.
- Điều trị kiểm soát cơn co cứng bằng cách sử dụng thuốc phong bế thần kinh cơ cùng cùng với việc sử dụng máy trợ thở để điều trị các trường hợp không đáp ứng được thuốc
- Điều trị dạng hỗ trợ: Một số chỉ định phổ biến là bù nước, thở máy, điện giải và tích cực bổ sung dinh dưỡng bằng cách truyền dịch, nuôi ăn kết hợp vật lý trị liệu,…
- Tiêm vắc-xin chủ động phòng ngừa bệnh ngay sau khi bệnh đã được điều trị thành công.
Cách phòng bệnh uốn ván
Uốn ván là một trong những bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn với sức khỏe. Theo đó, mọi người cần thực hiện tốt các khuyến nghị dưới đây để phòng bệnh hiệu quả:
- Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch và dung dịch sát khuẩn khi trên cơ thể có vết thương hở.
- Để vết thương khô miệng tự nhiên. Không băng bó hoặc đắp bất kỳ vật gì lên vết thương. Tránh tạo môi trường yếm khí thuận lợi cho sự phát triển của trực khuẩn uốn ván.
- Tiêm phòng uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng theo thông báo của Cục y tế dự phòng.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tạo môi trường sống thoáng mát, trong lành.
- Hạn chế lao động, làm việc trong các môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc sức khỏe!