Thuật ngữ “bệnh phong thấp” được nhắc đến khá nhiều trong dân gian. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bệnh phong thấp là gì nên thường bị chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác. Để nắm rõ thông tin về căn bệnh này và biết cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Bệnh phong thấp là gì?
Phong thấp thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý nguy hiểm điển hình về xương khớp xảy ra do hiện tượng rối loạn tự miễn của cơ thể. Bệnh phong thấp thuộc dạng tổn thương mãn tính về xương khớp thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, phong thấp ngày càng bị trẻ hóa về độ tuổi đã trở thành mối lo ngại cho ngành y nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Khác với các bệnh về cột sống, bệnh phong thấp không chỉ gây tổn thương ở các khớp mà còn làm ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nặng nề hơn cả là bệnh phong thấp có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp
Các nguyên nhân gây bệnh phong thấp đang được nhắc đến nhiều nhất là:
Tuổi tác
Càng về già, xương, sụn khớp càng nhanh bị thoái hóa khiến lớp sụn mỏng dần và dẫn đến khô giòn, dễ gãy hơn. Điều này khiến cho các đầu khớp bị mất đi dịch bôi trơn cần thiết dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm được gọi là bệnh phong thấp.
Yếu tố giới tính
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, sự suy giảm hormone ở nữ giới ở giai đoạn mãn kinh kéo theo sự suy yếu của hệ miễn dịch. Đây là yếu tố thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tấn công dẫn đến bệnh phong thấp. Chính vì vậy, tỷ lệ người mắc bệnh phong thấp ở nữ giới thường cao hơn nam giới.
Chế độ dinh dưỡng
Thực đơn dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh phong tê thấp. Lý do là vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Cộng với việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo gây ra tình trạng thừa cân, béo phì khiến xương khớp phải chịu áp lực lớn trong việc nâng đỡ cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp.
Sự thay đổi thời tiết
Thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc nhiệt độ quá thấp sẽ khiến dịch khớp kém linh hoạt hơn. Lúc này hai đầu khớp sẽ thường xuyên cọ xát, va chạm với nhau, gây ra tình trạng đau nhức dữ dội và gây ra bệnh phong thấp.
Yếu tố di truyền
Theo các chuyên gia, bệnh phong tê thấp có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trẻ được sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh phong thấp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều so với trẻ em khác.
Tính chất công việc
Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, có độ ẩm cao, lao động nặng, thường xuyên phải tiếp xúc với nước,.. tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập gây bệnh.
Triệu chứng phong thấp
Các triệu chứng thường gặp của bệnh phong thấp dễ nhận biết nhất là:
- Đau nhức xương khớp: Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào vùng tổn thương và mức độ bệnh lý của người bệnh
- Cứng khớp: Có thể xuất hiện ở tất cả các khớp nhưng thường gặp nhất là khớp gối, cổ tay, cổ chân, ngón chân, ngón tay
- Hạn chế khả năng vận động: Khớp xương đau nhức, kém linh hoạt khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát cử động khớp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động
- Viêm toàn thân: Biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, chán nản, sốt nhẹ, cảm thấy khó chịu, bực bội trong người. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải tình trạng này
Nhìn chung, các triệu chứng bệnh phong thấp thường khởi phát ngay tại vị trí bị tổn thương. Người bệnh đều nhận thấy khớp bị sưng, đau và căng cứng, có thể tấy đỏ hơn bình thường. Tuy vậy, phần lớn các trường hợp phong thấp giai đoạn đầu đều bị chủ quan, cho rằng đây là chấn thương vật lý đơn thuần trong quá trình sinh hoạt, làm việc. Điều này đã khiến rất nhiều người bệnh gặp phải những biến chứng nặng nề cho sức khỏe.
Phong thấp có nguy hiểm không?
Đây là một trong những căn bệnh mãn tính về xương khớp đặc biệt nguy hiểm. Nếu chủ quan không được can thiệp sớm, bệnh sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là:
Viêm mạch máu
Tổn thương do phong thấp gây ra khiến mạch máu bị biến dạng. Tùy vào từng trường hợp mạch máu có thể bị thu hẹp hoặc dày lên bất thường. Điều này khiến cho quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng dẫn đến tổn thương cơ, thần kinh, suy giảm chức năng thận, gan,… Nhiều trường hợp có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất nhận thức.
Giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ
Như đã chia sẻ ở trên, tỷ lệ người mắc bệnh phong thấp ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Biến chứng bệnh phong thấp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Nghiêm trọng hơn, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh phong thấp sẽ phải đối mặt với nguy cơ lưu thai, sảy thai, sinh non,… rất cao. Không chỉ gây biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ.
Tổn thương thận và phổi
Bệnh phong thấp không được điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến các tác động xấu cho thận và phổi với nhiều căn bệnh nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, tăng áp phổi, suy thận, viêm thận, bể thận,…
Bại liệt, tàn phế
Đây có lẽ là một trong những hậu quả nặng nề nhất của bệnh phong thấp. Sự xuất hiện của các cục u, sưng tấy ở khớp sẽ chèn ép lên mạch máu, cản trở tuần hoàn máu đi nuôi tế bào. Vì vậy các khối cơ dần bị teo nhỏ lại, mật độ xương dần suy giảm, yếu ớt và kém linh hoạt. Đến một thời điểm nào đó sẽ khiến các chi đau mỏi, tê liệt, cuối cùng là dẫn đến teo cơ, bại liệt suốt đời.
Biến chứng bệnh tim
Triệu chứng của bệnh thấp khớp không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ vận động mà có còn gây tác động tiêu cực cho tim. Thống kê cho thấy có đến hơn 30% người mắc bệnh phong thấp gặp biến chứng suy tim, tắc động mạch, viêm cơ tim,… Những biến chứng này làm tăng nguy cơ trụy tim và đột quỵ. Nếu không được xử lý kịp thời nguy cơ tử vong là rất cao.
Ngoài các tác hại nếu trên, bệnh phong thấp còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, viêm da, ung thư tủy xương,… Không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống mà tính mạng của người bệnh luôn nằm trong tình thế nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh phong thấp, mọi người nên chủ động thăm khám y tế càng sớm càng tốt. Tránh để xảy ra những rủi ro đáng tiếc.
Phong thấp có chữa được không?
Phong thấp là dạng bệnh mãn tính về xương khớp, có thể gây ra không ít biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên với sự tiến bộ mạnh mẽ của y học hiện đại và sự kế thừa chọn lọc của y học cổ truyền, căn bệnh này vẫn có thể chữa được.
Mặc dù vậy, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần có thái độ hợp tác với bác sĩ, chủ động thăm khám bệnh sớm, thực hiện nghiêm túc phác đồ y tế và kiên trì sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn. Như vậy, việc chữa bệnh mới đạt được kết quả tốt nhất.
Cách trị bệnh phong thấp
Hiện nay, bệnh phong thấp đang được điều trị bằng một số phương pháp dưới đây:
Chữa phong thấp bằng thuốc Tây
Sau khi thăm khám bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết để kết luận bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc trị phong thấp phổ biến như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống trầm cảm, thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch,…’
Ngoài ra, tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thêm một số loại thuốc đặc trị khác. Thông thường các loại thuốc này đều phát huy tác dụng rất tốt, giúp giảm đau nhanh. Nhờ vậy, khả năng cử động của khớp sẽ linh hoạt hơn, chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại một nhược điểm rất lớn đó là gây ảnh hưởng tiêu cực đến gan, ruột, dạ dày và có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu lạm dụng thuốc Tây hoặc sử dụng bừa bãi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó người bệnh không được tự ý điều trị bệnh khi chưa có sự thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ.
Vật lý trị liệu chữa phong thấp
Vật lý trị liệu bằng các kỹ thuật bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, diện chẩn,… là cách chữa phong thấp theo y học cổ truyền mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Sự tác động của lực và nhiệt vào mạch máu giúp làm thông kinh lạc, thư giãn khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu. Nhờ vậy triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện rõ rệt.
Thế nhưng phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, không có khả năng chữa trị tận gốc căn nguyên bệnh lý. Bên cạnh đó, việc điều trị đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và được thực hiện bởi người có trình độ chuyên môn mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chữa bệnh phong thấp bằng thuốc nam
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa phong thấp bằng thuốc nam. Đây là cách chữa bệnh an toàn, lành tính, dễ thực hiện và chi phí rất thấp nên được dân gian sử dụng rất phổ biến.
Dưới đây là một số bài thuốc đang được áp dụng nhiều nhất.
Bài thuốc chữa phong thấp bằng gừng tươi và hành tím
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 1 củ gừng và 1 củ hành rồi cạo bỏ vỏ, rửa sạch
- Cho nguyên liệu vào cối, giã nhuyễn
- Trộn nguyên liệu với 50ml rượu sau đó đem sao nóng trên lửa lớn
- Cuối cùng, bạn đắp nguyên liệu vừa chuẩn bị lên vùng khớp bị đau nhức. Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Bài thuốc kết hợp lá chìa vôi với các dược liệu khác
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá chìa vôi tươi: 20g
- Cành dâu: 15g
- Bạch chỉ và quế chi: 10g
Cách làm:
- Người bệnh rửa sạch số nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đem sắc với 500ml nước trong 10 phút
- Dùng nước thuốc khi còn ấm, mỗi ngày uống 1 thang thuốc, sau khoảng 10 ngày sẽ nhận được hiệu quả tích cực từ bài thuốc mang lại
Bài thuốc 3: Ngải cứu và muối trắng chữa bệnh phong thấp
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 250g lá ngải cứu rồi sao nóng với 1 thìa muối trắng
- Đắp hỗn hợp trực tiếp lên khớp xương bị đau nhức
- Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn mỗi ngày để sớm đạt được kết quả
Phẫu thuật chữa bệnh phong thấp
Trong trường hợp bệnh phong thấp chuyển sang giai đoạn nặng hoặc các phương pháp chữa bệnh nêu trên không mang lại hiệu quả. Người bệnh sẽ được cân nhắc chỉ định phương pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật giúp sửa chữa hoặc loại bỏ, thay thế các khớp bị biến dạng, tổn thương. Từ đó giúp người bệnh có thể cử động, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên không phải lúc nào phẫu thuật khớp cũng mang lại thành công và chi phí cho một ca phẫu thuật cũng rất tốn kém.
Phong thấp nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Vì vậy, bệnh phong thấp nên ăn gì là câu hỏi rất đáng được quan tâm.
Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại thực phẩm người bị phong thấp nên ăn gồm:
- Nhóm thực phẩm giàu Omega 3 gồm: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, hạnh lanh, hạt chia, quả óc chó,…. Omega – 3 giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sửa chữa tổn thương xương khớp rất tốt.
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin là vi chất rất cần thiết cho việc cải thiện hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe và chống oxy hóa. Vì vậy, người mắc bệnh phong thấp nên ăn nhiều các loại quả giàu vitamin như dâu tây, hồ đào, cam, bưởi, quýt,… để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả hơn.
- Nhóm thực phẩm giàu chất chống viêm: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid giúp chống viêm, giảm đau rất tốt. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhiều nhóm thực phẩm này để sớm cải thiện triệu chứng bệnh.
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp ổn định nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Từ đó giúp xương khớp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh phong thấp và một số cách chữa bệnh phổ biến đang được áp dụng. Hy vọng qua nội dung bài viết đã giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui trong cuộc sống!