Bệnh án đau thần kinh tọa là nguồn dữ liệu cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cũng như phương ấn điều trị. Bạn đã biết bao nhiêu về các vấn đề xoay xung quanh một bệnh án? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây và bổ sung thêm cho mình những kiến thức cần thiết nhé!
Bệnh án đau thần kinh tọa
Bệnh án là một tập hồ sơ tài liệu được thiết lập ngay từ khi người bệnh nhập viện và thực hiện các biện pháp kiểm tra sức khỏe. Kết cấu chuẩn của một bệnh án thường bao gồm: Thông tin cá nhân của người bệnh, bệnh sử, tiền sử bệnh án, các kết quả thăm khám cận lâm sàng và lâm sàng, kết luận của bác sĩ và phương án điều trị đối với bệnh nhân. Hiện nay, có hai loại bệnh án được sử dụng phổ biến nhất, đó là bệnh án y học cổ truyền và bệnh án y học hiện đại.
Theo các chuyên gia, bệnh án đau thần kinh tọa có các công dụng chính sau đây:
- Cung cấp cho các bác sĩ những dữ liệu, thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình khám và điều trị bệnh.
- Hỗ trợ quá trình chẩn đoán tình trạng đau thần kinh tọa, theo dõi diễn biến của bệnh cũng như hiệu quả của các biện pháp điều trị được áp dụng cho người bệnh.
- Bệnh án có giá trị về mặt pháp lý và được lưu trữ trong kho thông tin sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng bệnh án tại các cơ sở y tế khác nhau để làm tài liệu tham khảo.
Mẫu bệnh án đau thần kinh tọa
Về cơ bản, một mẫu bệnh án đau thần kinh tọa gồm có các phần sau đây:
Phần hành chính
Trong phần này, người bệnh cần kê khai rõ ràng một số thông tin cá nhân liên quan như tên tuổi, địa chỉ sinh sống, nghề nghiệp, ngày giờ nhập viện và thăm khám.
Lý do nhập viện
Trong phần này, người bệnh phải đưa ra được lý do vào viện kiểm tra sức khỏe. Đối với các bệnh nhân đau thần kinh tọa, lý do đa phần rơi vào việc xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng sau đó lan rộng xuống hai chân, gây ra cảm giác khó chịu kéo dài.
Bệnh sử
Đối với phần bệnh sử, người bệnh cần đưa ra những thông tin rõ ràng hơn liên quan đến tình trạng sức khỏe. Ví dụ như:
- Bệnh đã diễn tiến hơn 1 năm với các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau sau đó thường lan rộng xuống một hoặc cả 2 chi dưới kèm theo cảm giác tê bì khó chịu.
- Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, hai chân dần trở nên yếu sức, mất sức và xảy ra hiện tượng sụt cân.
Sau khi đã trình bày xong về các triệu chứng trải qua trước đó, bệnh nhân nên mô tả thêm về tình trạng hiện tại và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng. Trong phần này, nếu đã từng điều trị bằng thuốc hay các biện pháp khác, người bệnh cũng cần liệt kê vào.
Tiền sử bệnh lý
Đối với đề mục này, bệnh nhân có thể liệt kê ra các bệnh lý nền (nếu có) hoặc việc bản thân mình từng điều trị bệnh gì. Người bệnh cũng cần nêu rõ về tiền sử bệnh lý gia đình, liệu trong gia đình có ai gặp phải tình trạng đau thần kinh tọa hay chưa.
Khám
Đây là phần dành cho các bác sĩ điền thông tin về kết quả thăm khám sơ bộ và chi tiết từng cơ quan, bộ phận trên cơ thể người bệnh. Về lý thuyết, phần “Khám” này được chia cụ thể thành 2 mục như sau:
- Kết quả khám toàn thân: Mục này dùng để tổng kết lại tất cả các thông tin cơ bản như nhịp tim, huyết áp, tần số thở, nhiệt độ cơ thể, tình trạng nhận thức, tình trạng da, tuyến giáp và kết mạc.
- Kết quả thăm khám từng cơ quan: Mục này đi vào từng chi tiết cụ thể của các bộ phận quan trọng trên cơ thể người bệnh, đó là: Tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thận và tiết niệu, hệ thần kinh, tai – mũi – họng và cơ xương khớp.
Cận lâm sàng
Trong phần này, các bác sĩ sẽ ghi lại thông tin về các phương pháp chẩn đoán thực hiện cũng như kết quả thu được. Ví dụ như sau:
- Phương pháp chẩn đoán: Chụp X – quang cột sống thắt lưng, chụp cắt lớp CT vùng thắt lưng, MRI cộng hưởng từ cột sống thắt lưng (Cần ghi rõ ngày, giờ thực hiện xét nghiệm).
- Kết quả phim chụp: Gai cột sống thắt lưng L4 – L5 gây chèn ép dây thần kinh tọa,….
Tóm tắt biện luận và chẩn đoán
Ở phần này, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra kết luận về bệnh lý thần kinh tọa mà bệnh nhân gặp phải. Họ cần đưa ra được thông tin về triệu chứng, dấu hiệu và biện luận về mức độ nghiêm trọng, phương hướng điều trị áp dụng với người bệnh.
Điều trị
Đây là phần cuối cùng của bệnh ám đau thần kinh tọa. Các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân và theo dõi tình trạng, diễn tiến sức khỏe người bệnh sau khi điều trị.
Đối với y học hiện đại, các biện pháp điều trị thường là dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu và nghỉ ngơi điều độ.
Đối với y học cổ truyền, các phương án điều trị có thể là châm cứu, bấm huyệt, uống thuốc Đông y, xoa bóp kết hợp thêm chế độ sinh hoạt hợp lý, điều độ.
Bài viết hy vọng với rất nhiều thông tin tổng hợp nêu trên, bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc liên quan đến bệnh án đau thần kinh tọa. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng và có thể được điều trị dứt điểm bằng các biện pháp như Tây y hoặc Đông y. Điều quan trọng là người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán kịp thời.