Cong vẹo cột sống dễ xảy ra khi khi chúng ta đi đứng, sinh hoạt, làm việc không khoa học, trong khi đó cột sống mỗi người đều có xu hướng cong theo chiều dài cơ thể một cách tự nhiên. Vậy nguyên nhân hình thành cong vẹo cột sống là gì? Hậu quả ảnh hưởng cũng như cách chữa trị ra sao? Cùng đi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Cong vẹo cột sống là gì?
Cong vẹo cột sống được nhận định là một chứng bệnh gặp phổ biến cả ở trẻ em và người lớn. Biểu hiện bằng việc cột sống cong sang hẳn một bên theo trục của cơ thể và các thân của đốt sống cũng xoay theo trục. Những đốt này có thể là cong lệch một bệnh hay xoay theo hướng phức tạp. Thường thì đường cong vẹo cột sống phổ biến ở hình chữ C và chữ S.
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
Hiện có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cột sống bị cong vẹo. Tuy nhiên đại đa số những nguyên nhân này là tự phát ở tầng lớp vị thành niên độ tuổi 10 đến 15 vì chiếm đến 85%. Một số nguyên nhân phổ biến nhất chính là:
- Do bẩm sinh di truyền từ bố hoặc mẹ cột sống đã từng bị cong vẹo và rồi di truyền sang con cái.
- Ảnh hưởng từ việc mang bầu: Sự phát triển của thai nhi quá nhanh làm cơ người mẹ không thích ứng kịp. Từ đó gây ra sự chèn ép và dẫn đến cột sống cong vẹo. Ngoài ra còn có thể do phần cổ tử cung bị hẹp hoặc mẹ đã từng tiếp xúc với thuốc, hóa chất, các thực phẩm không tốt,…
- Đối với trường hợp cột sống cong vẹo ở trẻ em: Do trẻ tập đứng, tập đi sớm hoặc do chấn thương, tai nạn. Thêm vào đó việc cong vẹo cột sống còn có thể được hình thành khi ngồi học không đúng tư thế, lao động nặng khi còn nhỏ,…
- Đối với trường hợp cột sống bị cong vẹo ở người lớn: Có thể đây chính là giai đoạn tiếp theo của bệnh ủ từ thời thiếu niên. Thậm chí có những trường hợp phần cong cột sống đã bị thay đổi khi nhỏ và nặng thêm khi trưởng thành mà không tìm được nguyên nhân.
Hậu quả của cong vẹo cột sống gây ra
Bất cứ một căn bệnh nào phát sinh trong cơ thể thì điều đầu tiên người bệnh hay quan tâm là nó có nguy hiểm không? Có để lại hậu quả gì xấu hay không? Thường thì căn bệnh này có tiến triển từ từ, biểu hiện không rõ rệt nên ít người để ý. Mãi cho đến khi bệnh sang giai đoạn nặng rồi mới phát hiện ra thì lúc đấy đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng rồi.
- Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là cong vẹo cột sống làm cho hình dáng cơ thể xấu đi, thể hình không cân đối, tư thế rối loạn. Đặc biệt là bị giới hạn khả năng vận động từ đó làm cho người bệnh cảm thấy mặc cảm, mất niềm tin về cuộc sống.
- Tiếp theo cột sống cong vẹo còn làm cho xương sườn bị hẹp, ngực sẽ lép đi. Hơn nữa còn khiến phổi xẹp, dung tích của phổi giảm, sức thở giảm và dẫn đến một loạt các hệ lụy như khó thở, phù nề, suy tim, khả năng sinh sản cũng ảnh hưởng.
Bệnh nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì rất dễ xảy ra dị tật. Từ đó khiến việc điều trị khó khăn hơn, thời gian kéo dài hơn và đương nhiên chi phí dành cho điều trị cũng sẽ tăng. Chính vì vậy bạn nên chú ý đến cơ thể mình, chỉ cần một vài biểu hiện nho nhỏ thì nên đi thăm khám ngay lập tức, tránh diễn biến khó lường về sau.
Cách chữa vẹo cột sống ở người lớn
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị cong vẹo cột sống được đưa ra để phù hợp với từng giai đoạn bệnh cũng như cơ địa của người bệnh. Đây là một căn bệnh có thể chữa trị được khỏi nếu được phát hiện sớm. Một số cách chữa phổ biến bao gồm:
Phương pháp nẹp cột sống
Đây là một cách chữa được nhiều bệnh nhân áp dụng vì nó là dạng không xâm lấn nên cực kỳ an toàn mà lại hiệu quả cao. Nẹp hỗ trợ phần cột sống bị cong trở lại vị trí ban đầu, ống sống có cấu trúc ổn định hơn khi tác động từ ngoài vào.
Điều trị bằng trị liệu
Phương pháp này được dùng cho các đối tượng bệnh nhẹ và không muốn phải phẫu thuật. Tác dụng lớn nhất mà vật lý trị liệu mang lại chính là điều chỉnh được độ biến dạng ở hướng đứng dọc, nằm ngang và đứng ngang. Đồng thời dung tích của phổi được gia tăng, sức mạnh của cơ, các hoạt động chức năng được tăng cường.
Phẫu thuật
Đây là sự lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân khi mà hai phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị. Hoặc bệnh nhân đang trong tình trạng bệnh nặng mới phát hiện ra, dây thần kinh đang bị chèn ép hoặc gặp các cơn đau lưng dữ dội,…
Bài tập cho người cong vẹo cột sống
Việc chữa trị bệnh cột sống cong vẹo là cả quá trình dài đầy phức tạp và cần có sự kiên nhẫn. Bên cạnh các hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì người bệnh phải kết hợp thêm cả việc tập luyện hàng ngày nữa để điều chỉnh cột sống về trạng thái ban đầu. Các bài tập phổ biến bao gồm:
Bài tập ngồi tăng vận động ở cột sống thắt lưng
Bạn cần ở tư thế ngồi với 2 chân áp sát vào nhau, duỗi thẳng. Cùng với đó là đưa cả 2 hai cánh tay ra đằng trước để song song cùng chân. Sau đó đưa tay chạm đến ngón chân, lưng gập theo. Khi chạm thì cần giữ tư thế trong vòng 10s. Thực hiện lặp đi lặp lại trong vòng 10 lần.
Bài tập quỳ ở bốn điểm
Bạn cần chuẩn bị trong tư thế quỳ bốn điểm đó là hai chân và 2 bàn tay. Bắt đầu đưa tay ở bên mà phần cột sống bị cong lên đằng trước, đồng thời chân ở tay đối diện cũng đưa lên sao cho thân giữ im không di chuyển. Bạn cần để nguyên tư thế này trong 7 – 10s và thực hiện lặp đi lặp lại 10 lần.
Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng cong vẹo cột sống mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng nó thực sự hữu ích đối với bạn để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh này cũng như lựa chọn được cách chữa phù hợp. Bên cạnh đó bạn đừng quên đi thăm khám thường xuyên để cập nhật tiến triển của bệnh nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Thoái hóa cột sống là gì? có nguy hiểm và chữa khỏi được không
- Trượt đốt sống lưng l4 l5 s1 là gì? Cách chữa trị hiệu quả