Bị gai cột sống có nên đi bộ không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh đặt ra. Nhiều người bệnh lầm tưởng việc vận động đi lại sẽ khiến bệnh nặng hơn và triệu chứng đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi người bệnh càng ít vận động thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng thêm. Để có câu trả lời chính xác nhất, mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.
Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?
Có nhiều người bệnh cảm thấy đau nhức, khó khăn mỗi khi vận động đi lại, hoặt động thể dục thể thao. Chính điều này khiến người bệnh có suy nghĩ sai lầm là nên hạn chế vận động và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Chính sai lầm này khiến họ không thể cải thiện được tình trạng gai cột sống mà còn khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Theo các chuyên gia, người bị gai cột sống nên thường xuyên vận động thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe, đặc biệt là người bị gai cột sống. Những lợi ích và hiệu quả mà môn thể thao đi bộ mang lại cho người bệnh để nâng cao sức khỏe là không thể phủ nhận. Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh gai cột sống rất tốt thay vì chỉ nghỉ ngơi tại chỗ.
Lợi ích đi bộ đem lại cho người bị gai cột sống
Để làm rõ hơn câu trả lời gai cột sống có nên đi bộ không, cùng tìm hiểu những lợi ích mà đi bộ mang lại cho người bệnh, cũng như sức khỏe của mọi người:
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Những người thừa cân, béo phì, cân nặng quá mức có nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh gai cột sống. Điều này có thể gây áp lực trực tiếp lên dây chằng và xương khớp dẫn đến xương khớp bị bào mòn, viêm, thoái hóa xương khớp. Vì vậy, đi bộ thường xuyên giúp cân đối cân nặng ở mức bình thường hạn chế ảnh hưởng tới cột sống.
- Giảm nguy cơ loãng xương và tăng cường độ chắc khỏe: Đi bộ thường xuyên khiến các khớp di chuyển nhiều hơn. Điều này có thể làm giảm đau nhức, thoái hóa và viêm xương khớp, tăng sự dẻo dai. Ngoài ra, người bệnh có thể ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
- Tăng độ đàn hồi của xương khớp: người bệnh gai cột sống đi bộ thường xuyên có thể giúp cải thiện sự đàn hồi và chức năng của xương khớp, tăng phạm vi chuyển động, cảm thấy đỡ đau nhức xương khớp hơn.
- Hỗ trợ cấu trúc cột sống: Đi bộ thường xuyên giúp xương khớp của bạn dẻo dai hơn và trơn chu, hạn chế đi tình trạng co cứng. Bên cạnh đó, đi bộ cũng giúp quá trình đào thải các độc tố và thúc đẩy các chất dinh dưỡng đi nuôi mô ở cột sống, tuần hoàn hoạt động tốt.
- Cải thiện cơ bắp: Người bị gai cột sống đi bộ sẽ giúp cải thiện cơ bắp ở cơ thể. Khi cơ bắp khỏe sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh và hỗ trợ cho cột sống ngày một tiến triển tốt lên.
Một số lưu ý cần biết khi đi bộ dành cho người gai cột sống
Đi bộ là môn thể thao dễ thực hiện và hoạt động an toàn nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện bệnh gai cột sống thì bạn cần lưu ý những kỹ thuật sau:
- Khởi động nhẹ nhàng: Bạn nên khởi động nhẹ nhàng trong 5 phút để cho cơ thể làm quen dần với bài tập. Sau đó, bắt đầu đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, lúc đầu nên đi chậm và sau đó tăng dần tốc độ, đi nhẹ nhàng và dứt khoát hơn.
- Kết hợp kỹ thuật: Người bệnh nên kết hợp phương pháp hít thở sâu và đều đặn hít bằng mũi thở bằng miệng trong quá trình đi bộ để điều hòa nhịp thở ổn định tránh mất sức.
- Đi bộ đúng kỹ thuật: Đầu và lưng phải luôn giữ thẳng, hướng về phía trước, hai tay thả lỏng theo cơ thể và đánh một cách tự nhiên. Chân bước chậm rãi sau đó tăng dần theo tốc độ, bước đều.
- Chế độ sinh hoạt: Bạn nên lựa chọn một bộ quần áo và một đôi giày phù hợp để giúp di chuyển thoải mái hơn. Người bệnh không nên cười đùa, ăn uống hay nghe nhạc trong quá trình đi bộ.
Trên đây là giải đáp gai cột sống có nên đi bộ không, cũng như khi đi bộ cần phải chú ý điều gì để bệnh không tiến triển nặng. Mong rằng chia sẻ này hữu ích giúp hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 bài tập yoga cho người bị gai cột sống dễ tập nhất
- Gai cột sống nên ăn gì? Kiêng ăn những gì? 5 thực phẩm được khuyên dùng