Gai đốt sống cổ là một bệnh lý tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hằng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây là toàn bộ các thông tin về gai đốt sống cổ là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết, uống thuốc gì, có những mẹo chữa gì, mời các bạn cùng theo dõi.
Gai đốt sống cổ là gì?
Gai đốt sống cổ là một bệnh lý hệ cơ xương khớp và là một dạng của bệnh thoái hóa cột sống. Trong đó: Tại vị trí các mỏm, thân hay xung quanh đốt sống cổ sẽ có hiện tượng xương mọc lồi ra với nhiều kích thước và hình dạng, đa số sẽ giống như một nhánh gai nhỏ.
Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm: Các bệnh lý về xương khớp như viêm đốt sống cổ, viêm khớp, tuổi tác, chấn thương, hoặc có thể là sự lắng đọng bất thường của canxi,….
Đặc biệt đối với nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới do tính chất công việc, lao động nặng và thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
Đối với bệnh lý này, nếu người bệnh không kịp thời phát hiện sớm và điều trị đúng lúc có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và thậm chí có thể làm hạn chế đến khả năng vận động.
Triệu chứng gai đốt sống cổ
Để chẩn đoán chính xác nhất bệnh gai đốt sống cổ, các bác sĩ phải thăm khám lâm sàng kỹ càng và thực hiện các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng để chắc chắn về bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể nghi ngờ về bệnh qua một số triệu chứng như sau:
Xuất hiện cảm giác đau buốt ở cổ
Đối với những giai đoạn đầu, có thể cổ của người bệnh chỉ có cảm giác mỏi, hoặc xơ, cứng, không thường xuyên và chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên, khi gai đã phát triển, người bệnh sẽ có cảm giác đau, thậm chí là đau buốt, cơn đau xảy ra nhiều khi vận động và bớt dần khi nghỉ ngơi.
Đau và tê bì
Một khi các gai tác động vào các dây thần kinh xung quanh vùng cột sống cổ, người bệnh sẽ có hiện tượng tê bì, mất cảm giác vùng cổ. Sau đó cảm giác đau và tê bì sẽ lan rộng ra xung quanh như vùng vai gáy, thậm chí lan đến cả hai tay. Khiến cho người bệnh không hoạt động linh hoạt các vùng này được. Điển hình là các cơn đau, cứng cổ mỗi buổi sáng, người bệnh không thể xoay đầu sang hai bên mà phải xoay cả người.
Đau nửa đầu
Cơn đau ở vùng đốt sống cổ cũng có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu hay đau buốt ở đỉnh đầu của người bệnh.
Tê liệt tay, rối loạn cảm giác tay
Nếu gai cột sống cổ có kèm theo thoát vị đĩa đệm vị trí tương ứng thì người bệnh có nhiều nguy cơ đối mặt với việc bị liệt một hoặc cả hai cánh tay do vùng rễ thần kinh bị tác động, mất hoặc rối loạn cảm giác hai cánh tay.
Triệu chứng khác
Một số triệu chứng toàn thân khác có thể đi kèm như: Chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn,….
Gai đốt sống cổ uống thuốc gì?
Để chữa trị gai đốt sống cổ hiệu quả, người bệnh phải kết hợp nhiều phương pháp chữa trị bao gồm:
Chữa trị bằng thuốc tây y
Tùy theo tình hình và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn với các nhóm thuốc sau đây:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen hay paracetamol tùy theo liều lượng, là loại thuốc giảm đau thường được các bác sĩ chỉ định cho người bị các bệnh lý xương khớp.
- Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid: Aspirin, ibuprofen, diclofenac,…. Là các loại thuốc điển hình trong nhóm thuốc chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Thuốc corticoid: Đây là loại thuốc có công hiệu giảm đau kháng viêm hiệu quả và kéo dài. Tuy nhiên, thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết theo sự đánh giá của bác sĩ và nếu dùng ở dạng tiêm phải do chính các bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện.
- Thuốc giãn cơ: Điển hình như Mydocalm, mephenesin,…. Được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng cho những trường hợp bệnh nặng và cần giảm đau nhanh chóng
Lưu ý: Đối với việc sử dụng thuốc tây y, người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định và y lệnh của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định hoặc sử dụng sai liều, điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm từ tác dụng phụ cho người dùng.
Chữa trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Các phương pháp chữa trị như: Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tập thể dục, tập yoga với những động tác phù hợp,…. Có thể làm giảm cơn đau cho người bệnh, hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh gai đốt sống cổ.
Đối với phương pháp này, người bệnh phải nên tìm đến các cơ sở y tế được cấp phép hoặc các bác sĩ, lương y có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm nhất định để có hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, việc kết hợp với dùng thuốc kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc hợp lý chính là yếu tố giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
Mẹo chữa gai đốt sống cổ
Bệnh gai đốt sống cần phải chữa trị trong một thời gian dài, đối với những người dễ mẫn cảm với các thành phần thuốc tây y, phương pháp sử dụng các bài thuốc nam là thích hợp nhất, cụ thể:
Lá lốt và đinh lăng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá lốt (500gram)
- Đinh lăng (50gram)
- Nước lọc
Cách thức thực hiện:
Lá lốt và đinh lăng đem đi rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc, cho thêm nước đã chuẩn bị vào với một lượng vừa đủ. Đem đi nấu cho sôi, đến khi nước trong ấm còn khoảng 1 chén thì tắt bếp, lấy nước ra để bớt nóng và sử dụng. Thông thường nên dùng sau bữa ăn tối sẽ có hiệu quả tốt nhất.
Ngải cứu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá ngải cứu tươi (khoảng 1 nắm tay)
- Muối biển (khoảng 1 nắm tay)
- Một mảnh vải mềm
Cách thực hiện:
Người bệnh đem lá ngải cứu đi rửa cho sạch, sau đó bắc chảo nóng. Cho hai nguyên liệu muối biển và lá ngải cứu vào chảo, tiến hành sao cho nóng hỗn hợp. Tiếp đến, dùng mảnh vải mềm bọc lại hỗn hợp nóng ấm và lăn ở vị trí đau. Người bệnh có thể lăn nhiều lần, khi hỗn hợp nguội, sao lại cho nóng là được.
Lưu ý: Đối với các phương pháp chữa trị bằng thuốc nam hay thuốc dân gian cần phải có một thời gian kiên trì nhất định, người bệnh không được hấp tấp, sử dụng quá liều có khi sẽ tạo nên những hậu quả không mong muốn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị gai đốt sống là phương pháp cuối cùng, khi các bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh ngày càng nặng có nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Trong khi đó, các biện pháp điều trị bảo tồn bên trên đều không có tác dụng.
Nhưng, người bệnh cũng phải lưu ý quá trình phẫu thuật có thể xảy ra những biến chứng nhất định như: Nhiễm trùng, vết mổ khó lành tạo thành sẹo, hoặc các trường hợp khác,…. Sau phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát gai đốt sống, thậm chí là ở vị trí cũ. Cho nên, hãy tham khảo kỹ lưỡng với các bác sĩ điều trị để chọn lựa phương án chữa trị phù hợp.
Gai đốt sống cổ nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, tập các bài vật lý trị liệu,….. việc ăn uống dành cho người bệnh gai đốt sống cổ cũng rất quan trọng, trong đó các nhóm thực phẩm người bệnh nên ăn là:
Các loại rau xanh
Trong rau xanh có chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể người bệnh. Đặc biệt trong một số loại rau có màu xanh thẫm như cải xoăn, bông cải xanh,…. có chứa một lượng canxi nhất định phù hợp tốt cho xương khớp.
Các loại hải sản
Chẳng hạn như cá, tôm, cua,… có một lượng canxi tốt dành cho sự phát triển của xương khớp, giúp xương khớp kéo dài quá trình lão hóa. Một số loài cá có lượng omega-3 lớn có tác dụng hỗ trợ giảm các cơn đau đầu giúp người bệnh có cơ thể khỏe mạnh.
Trái cây chứa nhiều vitamin C
Điển hình là cam, chanh, đu đủ,…. Với các loài trái cây này, khi cơ thể hấp thụ sẽ làm cho khả năng miễn dịch được tăng cường, không chế và làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở xương khớp, giúp tình trạng viêm không phát triển, hỗ trợ tăng sức đề kháng và thể lực cho cơ thể.
Gia vị như nghệ hoặc tỏi
Các loại gia vị này có công dụng chính là tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, kháng viêm hiệu quả.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh gai đốt sống cổ. Hy vọng với những thông tin bổ ích này, bạn có thể chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe bản thân.