Suy thận độ 3 có nguy hiểm không? Bệnh bước vào giai đoạn 3 (độ 3) là lúc chức năng thận đã và đang bị suy giảm nhanh chóng. Vậy suy thận độ 3 có nguy hiểm không? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc vấn đề này.
Suy thận độ 3 là gì?
Suy thận độ 3 là ranh giới bệnh bắt đầu chuyển từ suy thận độ 2 sang mức độ nghiêm trọng.
Thăm khám chức năng thận, tổn thương thận đã chiếm khoảng 75% và đã bắt đầu mất khả năng trao đổi chất và chức năng lọc máu, đào thải chất cặn bã như bình thường. Bệnh suy thận độ 3 được chia thành 2 giai đoạn là suy thận 3a và suy thận 3b:
- Giai đoạn 3a: Là lúc thận đã bị mất chức năng ở mức nhẹ đến trung bình. Tốc độ lọc của cầu thận chỉ còn duy trì ở mức 45 – 59ml trong một phút/1,73m3
- Giai đoạn 3b: Tổn thương thận đã chuyển sang mức độ trung bình đến mức độ nặng. Tốc độ lọc cầu thận chỉ còn khoảng 30 – 44ml trong một phút/1,73m3
Triệu chứng suy thận độ 3
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể nhận biết bệnh dễ dàng thông qua các triệu chứng như:
Sự bất thường trong hoạt động tiểu tiện
Chức năng thận suy giảm khiến cho hoạt động bài tiết nước tiểu có những triệu chứng bất thường. Người bệnh thường đi tiểu nhiều hơn, lượng nước tiểu mỗi lần thải ra nhiều hoặc ít bất thường.
Đặc tính của nước tiểu bị biến đổi, nước tiểu sùi bọt, đậm màu hơn bình thường. Nhu cầu đi tiểu về ban đêm tăng cao. Ngoài ra, có thể nước tiểu sẽ có lẫn protein.
Cơ thể đau nhức
Khi suy thận chuyển sang giai đoạn 3, người bệnh thường gặp phải các cơn đau vùng mạn sườn, đau hai bên lưng. Triệu chứng bệnh không quá dữ dội nhưng âm ỉ, kéo dài và thường xảy ra ở các mô mềm.
Một số trường hợp có thể bị đau quặn ở vùng bụng xung quanh thận. Cơn đau lan xuống phần hố chậu xuống 2 bắp đùi và bàn chân, tính chất cơn đau thường diễn ra theo chu kỳ.
Sưng phù cơ thể
Do chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, khả năng lọc của cầu thận trở nên kém hiệu quả nên cơ thể sẽ bị tích nước. Lúc này người bệnh thường bị phù mặt, sưng phù tay, chân, bọng mắt,…
Cơ thể mệt mỏi
Thận hoạt động kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến sự sản xuất tế bào hồng cầu. Điều này khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, tinh thần uể oải, thiếu sức sống.
Chân có dấu hiệu co quắp
Sự suy giảm chức năng thận dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, hàm lượng khoáng chất trong cơ thể có những rối loạn bất thường. Từ đó khiến người bệnh thường bị co quắp chân tay, chuột rút, co cứng cơ,….
Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn này, bệnh thực sự đã nguy hiểm và được đặt ở mức độ đáng báo động. Tổn thương thận đã nghiêm trọng hơn rất nhiều so với độ 1, độ 2, chức năng thận không thể phục hồi hoàn toàn về trạng thái ban đầu.
Thông thường, tổn thương thận độ 1 và độ 2 được điều trị kịp thời có thể khôi phục đến 90% chức năng thận. Còn bệnh suy thận độ 3 thì việc điều trị trở nên rất khó khăn, tốn kém và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
- Thiếu máu, đường huyết tăng cao
- Nhiễm độc niệu
- Huyết áp tăng đột ngột
- Loãng xương
Ở giai đoạn này, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Thậm chí tính mạng của người bệnh cũng bị đe dọa, tiên lượng sống sót đã ở mức thấp. Vì thế người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh này.
Cách điều trị suy thận độ 3
Người mắc suy thận độ 3 có thể được điều trị bằng một số biện pháp sau:
Điều trị suy thận độ 3 bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây được dùng để chữa bệnh thận độ 3 là thuốc chẹn thụ thể Angiotensin và nhóm thuốc có tác dụng ức chế men chuyển Angiotensin. Giúp tăng cường chức năng thận, kiểm soát triệu chứng bệnh, hạn chế các diễn tiến xấu cho sức khỏe.
Trong trường hợp người bị suy thận độ 3 kèm theo bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp thì được sử dụng thêm thuốc kiểm soát đường huyết và thuốc hạ huyết áp.
Bác sĩ cũng sẽ kê thêm một số loại thuốc bổ sung sắt để khắc phục tình trạng thiếu máu do suy thận gây ra. Khi sử dụng thuốc Tây người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Mẹo dân gian chữa bệnh suy thận
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa bệnh từ dược liệu tự nhiên như đậu đen, cỏ xước, cỏ mực, râu ngô…. Người bệnh có thể chọn một trong các nguyên liệu này rửa sạch để sắc lấy nước uống hàng ngày để chữa bệnh thận độ 3 an toàn tại nhà.
Tuy nhiên trước khi áp dụng, mọi người cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp lọc máu nhân tạo hoặc chạy thận. Phương pháp này giúp hạn chế biến chứng xấu của bệnh và duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên chi phí thực hiện rất tốn kém.
Nội dung bài viết đã giải đáp đến bạn đọc thắc mắc “suy thận độ 3 có nguy hiểm không” và cách điều trị đang được áp dụng. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.