Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền, có nguy hiểm không, có nên mổ không là những câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Không giống như những phương pháp điều trị bảo tổn, phẫu thuật gai cột sống thường tốn kém rất nhiều chi phí và có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể giải đáp những thắc mắc này.
Nhiều người bệnh chủ quan không đi khám, đến khi đau dữ dội và cần phải phẫu thuật cắt bỏ gai xương. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này có rất nhiều người bệnh lo lắng rằng mổ hết bao nhiêu tiền, có nên mổ không và có nguy hiểm không?
Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Đối với những người bị gai cột sống nhẹ, người bệnh nên lựa chọn những cách điều trị nội khoa, kết hợp sử dụng thuốc (có thể là thuốc Tây y hoặc Đông y), vật lý trị liệu giúp kiểm soát các gai xương cột sống phát triển.
- Đối với những người bị gai cột sống nặng hoặc các biện pháp bảo tồn không đạt được hiệu quả, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
Thực tế, rất khó để xác định được chi phí mổ của bạn là hết bao nhiêu tiền. Vì thông thường chi phí mổ sẽ phụ thuộc vào chi phí thực hiện ca mổ và chi phí phục hồi chức năng sau mổ, bồi dưỡng. Ngoài ra, tùy thuộc vào phương pháp mổ hở hay nội soi mà chi phí của mỗi người cũng sẽ khác nhau.
Dưới đây là chi phí mổ gai cột sống mà bạn có thể tham khảo:
- Phương pháp mổ hở: Chi phí mổ có giá dao động khoảng 15 đến 20 triệu đồng.
- Phương pháp phẫu thuật nội soi: Chi phí mổ thường gấp 2 lần so với mổ hở, giá khoảng 25 đến 49 triệu đồng.
Nếu trong trường hợp phẫu thuật gai cột sống đi kèm theo biến chứng phức tạp, cần sự kết hợp nhiều kỹ thuật hiện đại thì chi phí sẽ hết khoảng hơn 50 triệu đồng. Đối với những người bệnh có bảo hiểm Y tế thì chi phí phẫu thuật sẽ được giảm đáng kể.
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Theo thống kê, tỷ lệ phẫu thuật gai cột sống thành công là 85% và người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau nhức nữa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể xảy ra rủi ro và những biến chứng theo kèm như:
- Gây đau đớn, vết thương mổ lâu lành
- Viêm hoặc nhiễm trùng vùng mổ
- Gai xương có thể sẽ mọc lại ngay sau mổ
- Da xuất hiện phản ứng sau khi bác sĩ sử dụng dung dịch chống khuẩn trước và sau khi phẫu thuật, khiến người bệnh có cảm giác ngứa râm ran như kiến bò quanh vết mổ rất khó chịu
- Sau khi phẫu thuật, vùng cổ và lưng nhạy cảm hơn, dễ bị mẩn ngứa và kích thích
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi mổ gai cột sống người bệnh cần lập tức báo lại với bác sĩ điều trị để tìm hướng khắc phục kịp thời.
Lưu ý khi mổ gai cột sống
Trước khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật bệnh gai cột sống, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Đến các bệnh viện lớn để chẩn đoán chính xác liệu tình trạng bệnh gai cột sống của bạn có phải thực hiện phẫu thuật hay không
- Cần bố trí người chăm sóc mình trong thời gian nằm viện sau phẫu thuật, xin nghỉ ngơi và chuẩn bị vài chục triệu trong người kể cả có bảo hiểm
- Sau khi phẫu cần thực hiện chế độ nghỉ dưỡng, ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục
- Điều chỉnh lại thói quen làm việc và sinh hoạt, không bê vác vật nặng hoặc ngồi khom lưng
- Không nên sử dụng quá nhiều thuốc Tây y tránh ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể
- Chăm chỉ uống thuốc Đông y giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp và dần bào mòn gai hiệu quả
- Kết hợp sử dụng các liệu pháp châm cứu, kéo giãn cột sống, bấm huyệt giúp giảm đau để giúp máu và chất dinh dưỡng được lưu thông đi nuôi dưỡng cột sống
- Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, áp dụng các món ăn người bị gai cột sống nên ăn
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, lưu ý tập bài tập riêng biệt dành cho người bị bệnh gai cột sống
- Thường xuyên đi thăm khám trước khi bệnh trở nên quá nặng, phải mổ gai cột sống.
Ngoài phương pháp mổ gai cột sống, bệnh nhân cũng cần quan tâm xem gai cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì? để việc điều trị hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Khám gai cột sống ở bệnh viện nào tốt tại Hà Nội và TP HCM