Bấm huyệt bổ thận là phương pháp y học cổ truyền tác động lên các huyệt đạo phản chiếu với thận để tăng cường lưu thông khí huyết. Đồng thời kích thích sự hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải độc tố ra bên ngoài, giúp thận khỏe mạnh và hạn chế các bệnh nguy hiểm về thận. Dưới đây là thông tin hướng dẫn thực hiện bấm huyệt bổ thận an toàn tại nhà, mời bạn đọc theo dõi.
Cách bấm huyệt bổ thận
Bấm huyệt dưỡng thận là liệu pháp y học cổ truyền có thể đem lại tác dụng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn cho mọi người. Chỉ với vài thao tác đơn giản có thể giúp bạn bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng thận và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hướng dẫn thực hiện:
Lựa chọn thời điểm cố định để bấm huyệt
Theo chia sẻ của các lương y, việc bấm huyệt bổ thận sẽ đem lại tác dụng tốt nhất trong khung giờ từ 5 – 7 giờ sáng. Bởi lẽ đây là thời điểm gan và thận có thể thải độc một cách hiệu quả nhất.
Việc kiên trì bấm huyệt bổ thận trong khung giờ cố định sẽ giúp tăng cường chức năng cho thận, gan và các cơ quan quan trọng khác trong hệ tiết niệu. Do đó mọi người cần kiên trì áp dụng liệu pháp để đảm bảo hiệu quả.
Thực hiện kỹ thuật bấm huyệt
- Người bấm huyệt cần xác định đúng các huyệt đạo phản chiếu thận rồi tác dụng một lực vừa đủ lên các huyệt đạo này
- Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay lên các vùng cơ xung quanh huyệt để làm nóng các huyệt đạo. Giúp tăng cường lưu thông máu, thông kinh hoạt lạc, đem lại tác dụng tốt trong việc bảo vệ chức năng thận
Thực hiện thao tác xoa bóp nhẹ nhàng
Sau khi bấm huyệt đạo, người thực hiện tiếp tục xoa bóp nhẹ nhàng lên các vùng cơ, da vừa bấm huyệt. Động tác này sẽ giúp thư giãn cơ, gân và đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
Kết hợp với các liệu pháp khác
Để nâng cao tác dụng của kỹ thuật bấm huyệt bổ thận, người thực hiện cần kết hợp với liệu pháp ngâm chân nước muối ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Việc ngâm chân nước muối ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn thần kinh, giúp bạn ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.
Ngoài ra điều này còn giúp nâng cao hiệu quả của kỹ thuật bấm huyệt bổ thận vào hôm sau. Đồng thời có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi của thận sau một đêm tích cực làm việc.
Bấm huyệt chữa thận yếu, suy thận
Để thực hiện được thì cần xác định được các huyệt đạo, sau đó mới thực hiện bấm huyệt.
Các huyệt cần bấm chữa thận yếu
Trước khi bấm huyệt chữa thận yếu, suy thận, người thực hiện cần xác định đúng các huyệt phản chiếu thận gồm:
Huyệt Thận Du
Huyệt Thận Du nằm ở đốt sống số 2, sang ngang khoảng 1,5 thốn. Bấm huyệt đạo này giúp minh mục, ích thủy, điều thận khí, thông nhĩ,….Thường được áp dụng trong điều trị thận hư, thận yếu, liệt dương, mộng tinh,…
Huyệt Đại Trường Du
Huyệt này nằm ở hai bên cột sống cách đốt xương sống số 16 khoảng 1.5 thốn tính từ trên xuống. Huyệt này có tác dụng chữa tiêu chảy, táo bón, đau lưng, liệt chi dưới,…
Huyệt Tiểu Trường Du
Huyệt Tiểu Trường Du nằm ở phía dưới gai đốt sống số 18, sang ngang khoảng 1.5 thống. Bấm huyệt này có tác dụng chữa bệnh tiểu rắt, đái dầm, bệnh trĩ và đau bụng dưới,…
Huyệt Quan Nguyên Du
Huyệt đạo này nằm ngay ở đốt sống thứ 17, sang ngang khoảng 1.5 thốn. Bấm huyệt Quan Nguyên Du có tác dụng chữa đau lưng do thận hư, thận yếu, chữa tiêu chảy, đầy bụng,…
Huyệt Bàng Quang Du
Huyệt Bàng Quang Du nằm ở dưới đốt sống thứ 19, đo sang ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt này có tác dụng chữa đau lưng, đau bụng, táo bón, sưng đau bộ phận sinh dục,..
Huyệt Hội Dương
Huyệt Hội Dương nằm ở phía trên và ở hai bên so với xương cụt. Bấm vào huyệt này sẽ chữa được bệnh liệt dương, bệnh trĩ, tiêu chảy, khí hư, thận yếu,…
Huyệt Thừa Phù
Huyệt này nằm ở ngay giữa phần nếp gấp của mông. Có tác dụng chữa đau hông và giảm đau các dây thần kinh xung quanh.
Huyệt Thứ Liêu
Huyệt Thứ Liêu nằm ở vị trí lớp giáp với xương sống, ở chỗ lỗ hổng số 2. Huyệt này có tác dụng chữa di tinh, thận yếu, chân tay tê bì, khí hư, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
Hướng dẫn thực hiện bấm huyệt bổ thận
- Bước 1: Người bệnh nằm theo tư thế phù hợp, cơ thể thả lỏng tự nhiên, đầu óc thư giãn để bác sĩ bấm huyệt, đảm bảo hiệu quả và an toàn
- Bước 2: Vệ sinh, sát khuẩn và lau khô vùng da cần được bấm huyệt
- Bước 3: Bác sĩ thực hiện động tác xoa bóp, thư giãn các vùng da chuẩn bị bấm huyệt
- Bước 4: Bấm huyệt lên các huyệt đã được xác định với lực vừa đủ trong khoảng thời gian nhất định
- Bước 5: Kết thúc trị liệu, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, theo dõi trước khi vận động
- Bước 6: Tái khám và tiếp tục liệu trình bấm huyệt chữa thận yếu theo chỉ định của bác sĩ
Một số vấn đề cần lưu ý khi bấm huyệt bổ thận
Bấm huyệt bổ thận là liệu pháp y học cổ truyền có thể cải thiện tốt các triệu chứng thường gặp do thận yếu, suy thận gây ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt được hiệu quả tốt nhất, mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Quá trình bấm huyệt cần thực hiện song song với việc xoa bóp để tăng cường lưu thông khí huyết đồng thời giải phóng sự ứ trệ trong thận
- Kết hợp với các loại thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, xây dựng lối sống khoa học lành mạnh để đẩy nhanh tác dụng chữa bệnh và đạt được hiệu quả như mong muốn
- Nếu thực hiện tại nhà, người bấm huyệt phải là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh
- Người có tiền sử mắc bệnh giãn tĩnh mạch hoặc mắc bệnh về xương khớp cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thăm khám sức khỏe trước khi thực hiện
- Không bấm huyệt cho những trường hợp bị rối loạn lo âu, tinh thần, tâm lý không ổn định
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về phương pháp bấm huyệt bổ thận và kỹ thuật bấm huyệt chữa thận hư, thận yếu đang được áp dụng phổ biến. Hy vọng đã giúp mọi người lựa chọn được cho mình phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả, an toàn. Chúc sức khỏe!