Đau xương ức bên trái là dấu hiệu chung cho thấy hệ tiêu hóa, hệ cơ xương,… đang gặp phải những tổn thương nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ nội dung chia sẻ dưới đây.
Xương ức nằm ở đâu?
Xương ức là một ống xương có cấu trúc dạng dài, thẳng và dẹt nằm cố định ở trung tâm lồng ngực. Hình dạng của xương ức trông giống như chiếc cà vạt, được xác định là một trong những chiếc xương dẹt dài và có kích thước lớn nhất trên cơ thể người.
Giải phẫu xương ức cho thấy, chiếc xương này liên kết với xương sườn. Từ đó hình thành nên mặt trước của khung xương sườn bởi sự liên kết của các đầu sụn. Mặt bên sau khung xương sườn được hình thành bởi các đốt sống ngực liên kết với xương sườn.
Các mối liên kết này tạo thành một lồng ngực lớn. Có nhiệm vụ bảo vệ mạch máu và các cơ quan quan trọng nằm bên trong lồng ngực như tim, phổi,… khỏi các tác động từ bên ngoài.
Đau nhức xương ức bên trái là bị làm sao?
Hiện tượng đau nhức vùng xương ức bên trái cho thấy các cơ quan bên trong lồng ngực đang gặp phải tổn thương nào đó. Có thể là chấn thương từ bên ngoài, cũng có thể là do bệnh lý khởi phát từ bên trong.
Cụ thể như sau:
Đau xương ức bên trái do viêm màng phổi
Viêm màng phổi là sự dư thừa chất lỏng, chất dịch này tích tục xung quanh các mô xung quanh phổi và trong khoang ngực. Khi mắc phải bệnh viêm màng phổi, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau xương ức bên trái, bên phải hoặc cả hai bên khi ho, hít thở hoặc hắt hơi. Ngoài ra cũng có thể xảy ra những cơn ho bất thường, các giác hụt hơi khi thở,….
Bệnh tim mạch
Tình trạng đau xương ức bên trái rất có là do bệnh về tim mạch gây ra. Các bệnh lý thường gặp nhất là xơ vữa động mạch vành, hẹp động mạch vành,… Đây là những tổn thương rất nguy hiểm với sức khỏe con người.
Khi mắc bệnh, sự lưu thông máu và oxy đi nuôi cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó khiến bạn thường xuyên bị đau ngực, tức ngực. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.
Bệnh viêm sụn chêm
Viêm sụn chêm thường xảy ra khi bạn bị căng cơ, nhiễm trùng khớp, chấn thương hoặc mắc viêm khớp. Đây là sự tổn thương xảy ra ở phần sụn liên kết với xương đòn và xương ức. Vì thế người bệnh sẽ gặp phải cảm giác căng tức lồng ngực, đau xương ức bên trái, tầm vận động bị giới hạn. Cơn đau có xu hướng tăng nặng khi ho, hít thở, vận động,…
Đau xương ức bên trái do nhiễm trùng khớp xương ức
Khớp xương ức nằm ở vị trí kết nối xương đòn với xương ức. Khi mắc các bệnh về rối loạn miễn dịch hoặc chấn thương lâu ngày không được điều trị kịp thời, khớp xương này sẽ bị viêm, nhiễm trùng gây ra cảm giác đau xương ức bên trái. Kèm theo đó là tình trạng sưng tấy lồng lực, vùng ngực nóng đỏ hoặc xuất hiện các vết bầm tím. Người bệnh có cảm giác sốt, ớn lạnh,….
Chấn thương xương đòn
Xương đòn đóng vai trò là điểm liên kết trực tiếp với xương ức. Do đó khi xương đòn bị chấn thương người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau xương ức bên trái, bên phải hoặc cả hai bên. Tính chất cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi vươn vai, khớp vai đau nhức, phát ra âm thanh khi vận động, vùng ngực có dấu hiệu bầm tím….
Tóm lại, đau xương ức bên trái là dấu hiệu chung của khá nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi nhận thấy các cơn đau bất thường ở vị trí này, mọi người nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để hạn chế tối đa những biến chứng xấu cho sức khỏe.
Bị đau xương ức phải làm gì?
Để cải thiện triệu chứng đau nhức vùng xương ức và hạn chế các diễn tiến xấu của bệnh, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Thay đổi các thói quen xấu có hại cho xương khớp. Chủ động xây dựng kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Ngồi làm việc đúng tư thế, tránh lao động quá sức, nghỉ ngơi điều độ
- Tích cực vận động thể chất bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…. để tăng cường sự linh hoạt cho hệ vận động và hỗ trợ giảm đau hiệu quả
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng xương ức bị đau nhức, giúp tăng cường lưu thông máu, giải phóng áp lực cơ xương. Đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Tích cực bổ sung các nguồn dinh dưỡng có lợi cho hệ xương khớp và tim mạch như canxi, thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất,….
- Sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau quá sức chịu đựng. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc thông dụng như: Thuốc chống viêm không chứa Steroid (Naproxen, Ibuprofen,…), thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau Steroid đường uống hoặc đường tiêm,….Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng đau xương ức bên trái và cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng kiến thức trong bài viết sẽ giúp mọi người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui trong cuộc sống!