Rách bao xơ đĩa đệm là gì? Bao xơ đĩa đệm là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong đĩa đệm. Một khi bao xơ đĩa đệm bị tổn thương mà không được can thiệp sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cột sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy rách bao xơ đĩa đệm là gì? Có tự lành được không? Phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
Rách bao xơ đĩa đệm là gì?
Rách bao xơ đĩa đệm là tình trạng lớp màng bao bên ngoài của đĩa đệm bị tổn thương. Đây là bộ phận giữ vai trò bảo vệ và cố định nhân nhầy đĩa đệm khỏi các tác động từ bên ngoài. Vì vậy bao xơ đĩa đệm bị rách đồng nghĩa với việc đĩa đệm đã mất đi lớp bảo vệ. Lúc này nhân nhầy sẽ tràn ra ngoài gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm về cột sống.
Hiện tượng rách bao xơ đĩa đệm thường xảy ra khi bị chấn thương cột sống trong quá trình sinh hoạt làm việc hoặc cột sống lưng bị thoái hóa.
Các nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy, tình trạng rách bao xơ đĩa đệm thường xảy ra ở giai đoạn thứ 3, khi các tổn thương ở đĩa đệm đã diễn ra nghiêm trọng, nhất là trường hợp bị thoát vị đĩa đệm.
Ở giai đoạn này, lớp bao xơ đĩa đệm đã bị bào mòn và căng giãn quá mức và bắt đầu rách hẳn ra ngoài. Phần nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra khỏi đĩa đệm và cọ xát trực tiếp với dây chằng, rễ thần kinh và mô mềm xung quanh. Vết rách càng lớn thì tình trạng chèn ép càng nghiêm trọng. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức vùng lưng, lan tỏa sang bên hông, thắt lưng, bắp đùi và tứ chi.
Ai dễ bị rách bao xơ đĩa đệm?
Nhóm đối tượng có nguy cơ bị rách bao xoa đĩa đệm nhất là người thường xuyên phải lao động nặng, người làm các công việc đặc thù phải ngồi lâu một chỗ, người cao tuổi xương khớp cột sống bị lão hóa tự nhiên theo tuổi tác,…
Phân loại rách bao xơ đĩa đệm
Tùy vào mức độ tổn thương, y học chia hiện tượng rách bao xơ đĩa đệm thành 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1
Đây là lúc tổn thương mới bắt đầu xảy ra, người bệnh mới bắt đầu có dấu hiệu bị thoái hóa cột sống. Lúc này lớp vòng bên ngoài bao xơ mới bắt đầu bị biến dạng nhưng chưa làm ảnh hưởng nhiều nên sức khỏe nên khó được phát hiện. Ở giai đoạn này, người bệnh mới có cảm giác hơi đau nhức, tê bì chân tay khi lao động nặng hoặc thay đổi thời tiết. Triệu chứng sẽ biến mất khi nghỉ ngơi.
Cấp độ 2
Ở cấp độ 2, lớp vòng ngoài bao xơ đã bị biến dạng nghiêm trọng hơn. Phần nhân nhầy bên trong đã có dấu hiệu tràn ra ngoài và chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh, bó cơ,…
Cấp độ 3
Ở cấp độ 3, lớp bao xơ đĩa đệm đã bị rách hẳn, nhân nhầy đĩa đệm liên tục thoát ra ngoài và chèn ép nặng nề lên hệ thống dây thần kinh, tủy sống và các mô mềm xung quanh. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở cột sống. Dấu hiệu tê bì chân tay có xu hướng rõ rệt hơn.
Cấp độ 4
Đây là lúc bao xơ đĩa đệm đã bị tổn thương với mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Phần nhân nhầy đã thoát hoàn toàn ra bên ngoài. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp nguy cơ bại liệt là rất cao.
Như vậy có thể thấy rằng, tuy là bộ phận rất nhỏ nhưng bao xơ đĩa đệm đóng vai trò đặc biệt quan trọng việc duy trì cử động sống thường ngày của mỗi người.
Một khi bao xơ đĩa đệm bị tổn thương có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó hậu quả khó tránh khỏi và nặng nề nhất là bại liệt khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời. Vì thế mọi người không nên chủ quan với tình trạng này.
Rách bao xơ đĩa đệm có lành được không?
Về mặt lý thuyết, bao xơ đĩa đệm đã bị nứt, rách thì không thể lành lại một cách tự nhiên như ban đầu. Tuy nhiên hiện nay nền y học hiện đại đã có những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực điều trị các bệnh liên quan đến cột sống, xương khớp.
Vì thế các tổn thương về đĩa đệm có thể được can thiệp, điều trị hiệu quả nếu được chủ động khám chữa sớm. Khi các tổn thương mới diễn ra với cấp độ nhẹ thì hiệu quả khám chữa bệnh sẽ đạt được tín hiệu rất tích cực.
Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị như mong đợi, bắt buộc bạn phải có kế hoạch khám chữa bệnh càng sớm càng tốt. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chữa rách bao xơ đĩa đệm mà mọi người cần lưu ý là:
- Mức độ tổn thương của bao xơ đĩa đệm. Mức độ bệnh càng nhẹ thì việc điều trị càng sớm đạt được hiệu quả
- Phương pháp điều trị. Nếu được áp dụng đúng kỹ thuật, đúng phác đồ thì tỷ lệ thành công càng đạt được mức cao nhất
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, thúc đẩy tốc độ làm lành tổn thương và rút ngắn thời gian chữa bệnh
Nếu mọi người thực hiện tốt các vấn đề này thì tổn thương bao xơ đĩa đệm sẽ sớm được khắc phục với chi phí thấp hơn nhiều so với việc khám chữa bệnh ở giai đoạn muộn và không tuân thủ phác đồ điều trị. Do đó mọi người nên trang bị cho mình những thông tin cơ bản về triệu chứng cũng như phương pháp chữa rách bao xơ đĩa đệm để có biện pháp can thiệp, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm nhất.
Phòng ngừa rách bao xơ đĩa đệm
Rách bao xơ đĩa đệm là tổn thương rất thường gặp ở những người cao tuổi, cấu trúc cơ thể bị lão hóa tự nhiên theo yếu tố tuổi tác. Ngoài ra những người thường xuyên phải lao động nặng, các công việc mang tính đặc thù cũng khó tránh khỏi tình trạng này.
Tuy nhiên, tất cả mọi người đều có để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh nếu thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày. Bạn nên lựa chọn các bài tập đơn giản, phù hợp với sức khỏe để tăng cường sự dẻo dai cho hệ thống cơ xương khớp, củng cố sức mạnh và giúp cột sống săn chắc, linh hoạt hơn
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa
- Tránh xa chất kích thích, các loại nước ngọt đóng chai, nhất là rượu, bia và thuốc lá
- Duy trì vóc dáng cân đối, tránh để tăng cân quá mức hoặc rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì gây sức ép nặng nề lên cột sống khiến bao xơ đĩa đệm càng dễ bị tổn thương hơn
- Thường xuyên vận động thể chất, nghỉ ngơi giữa giờ để vận động cơ thể. Không nên ngồi hoặc đứng lâu ở một thư thế để cột sống, dây chằng và rễ dây thần kinh được giải phóng áp lực, hạn chế nguy cơ thoái hóa
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và thăm khám y khoa ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh rách bao xơ đĩa đệm hoặc khi cơ thể thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức bất thường. Điều này giúp chúng ta tầm soát sớm nguy cơ bệnh và có biện pháp can thiệp sớm nếu có dấu hiệu của bệnh
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng rách bao xơ đĩa đệm và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã cung cấp đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!