Tê chân tay khi ngủ gặp ở nhiều người với mức độ liên tục, thường xuyên lặp lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này khiến không ít người băn khoăn, lo lắng nguyên nhân nào gây ra và cách chữa trị như thế nào? Để giải đáp mọi băn khoăn của độc giả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân tê chân tay khi ngủ, có nguy hiểm không?
Tê chân tay khi ngủ là hiện tượng các chi xuất hiện cảm giác ngứa râm ran, tê bì khi nằm ngủ và sau khi thức dậy. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất.
Do nằm sai tư thế
Nằm sai tư thế có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì chân tay. Thông thường tư thế thoải mái nhất cho cơ thể là tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng tay chân. Tuy nhiên nhiều người khi ngủ thường có thói quen nằm nghiêng hoặc xoay hướng về một phía. Điều này tạo áp lực lớn lên vùng tay hoặc chân bị đè nén. Khiến cho dây thần kinh, cơ và các mạch máu bị chèn ép khiến các chi tê nhức.
Do ảnh hưởng của thời tiết
Thời tiết là yếu tố có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người, đặc biệt cả các vấn đề về xương khớp. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể có thể rối loạn vì chưa thích ứng kịp. Các dây thần kinh bị kích thích có thể khiến các chi tê bì, đau nhức mỏi khi ngủ. Sự ảnh hưởng này tác động nhiều nhất tới những người ở độ tuổi trung niên về già.
Do chấn thương
Cảm giác tê chân tay khi ngủ có thể gây ra do sự chấn thương của người bệnh. Các hoạt động trong ngày thường xuyên sử dụng đến tay chân, quá trình vận động có thể khiến các chi bị tổn thương do va đập mạnh, bị vật khác tác động đến. Các vị trí chấn thương dễ gây tê bì nhất có thể kể đến như phần cổ tay, cổ chân, mắt cá chân…
Do bị thiếu dinh dưỡng
Ít ai biết rằng thiếu dinh dưỡng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề về tê nhức chân tay khi ngủ. Cụ thể ở đây là thiếu hụt các chất vitamin, điển hình là vitamin B, D, K. Cùng với một số chất khác cần thiết cho xương khớp như Magie, Kali, canxi… Trong đó vitamin B có vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào máu và tạo ra năng lượng cho cơ thể. Khi thiếu hụt đi loại vitamin này, người bệnh dễ bị thiếu máu dẫn đến đầu ngón tay ngón chân bị tê cứng.
Tê chân tay khi ngủ là biểu hiện của một số bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên hiện tượng tê chân tay khi ngủ có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Những người bị tê bì thì cần phải lưu ý tới một số số bệnh lý dưới đây:
- Bệnh thoái hóa cột sống
- Hội chứng ống cổ tay
- Bệnh tim
- Viêm khớp dạng thấp
- Đau cơ xơ hóa
- Chèn ép khối u
- Biến chứng đái tháo đường
Cách chữa tê chân tay khi ngủ
Tê chân tay khi ngủ ngủ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân các dây thần kinh bị chèn ép, xương khớp bị tổn thương hoặc liên quan đến các vấn đề bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần chủ động tìm ra các nguyên nhân gây tê bì và có các phương pháp điều trị phù hợp.
Xoa bóp chân tay
Sau một ngày dài hoạt động mỏi mệt, massage xoa bóp chân tay là cách đơn giản nhất để giúp xương khớp thư giãn. Quá trình xoa bóp này sẽ giúp cho hệ tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn tới các chi. Đồng thời các cơ xương cũng ở trạng thái thả lỏng thoải mái nhất. Quá trình xoa bóp trước khi ngủ sẽ đem đến hiệu quả rất tốt cho những người hoạt động nhiều trong ngày, những người thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh.
Áp dụng các bài tập tại nhà
Bên cạnh việc xoa bóp chân tay trước khi đi ngủ, đừng quên vận động thường xuyên. Các bài tập tập xương khớp tại nhà sẽ giúp bạn khắc phục được các vấn đề đau mỏi, tê bì tay chân. Hiện nay có rất nhiều bài tập được thiết kế riêng cho những người bị tê chân tay. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ những chuyên gia tập luyện để áp dụng các bài tập cho đúng.
Thay đổi tư thế ngủ
Đối với những người bị tê chân tay khi ngủ do sai tư thế, cách đơn giản nhất để khắc phục chính là thay đổi tư thế ngủ sao cho đúng. Tốt nhất bạn nên nằm ngửa người khi ngủ, hai tay và hai chân đặt thẳng.
Chọn cho mình một chiếc gối mềm với độ cao vừa phải, bệnh cũng không nên quá mềm hoặc quá cứng. Việc thay đổi tư thế này sẽ giúp cho bạn bạn khắc phục được tình trạng tê chân tay, đồng thời đem đến giấc ngủ ngon hơn.
Bổ sung vitamin B, canxi
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể làm việc làm không thể thiếu. Thiếu hụt vitamin B và canxi là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng tê chân tay và các vấn đề về xương khớp khác.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin B nên được bổ sung trong chế độ ăn uống như: Thịt, cá sữa và các chế phẩm từ sữa, nấm, các loại hạt, đậu, bánh mì nguyên hạt, thịt bò, rau dền… Các loại thực phẩm giàu canxi thường bao gồm: cá mòi, cá hồi, hạnh nhân, sữa, cải xoăn, đậu phụ, ngữ cốc, đậu bắp, xương hầm…
Đến thăm khám tại các cơ sở y tế
Ngoài các biện pháp cải thiện cải nhà, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế nếu tình trạng tê nhức diễn ra quá lâu. Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được tiến hành các bước chiếu chụp, xét nghiệm để chính xác nguyên nhân gây tê chân tay khi ngủ. Từ đó, các chuyên gia y tế mới có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp và đem đến hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc cho độc giả về hiện tượng tê chân tay khi ngủ. Tình trạng tê chân tay có thể bắt nguồn từ sinh hoạt hàng ngày, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Cần chủ động tìm kiếm các phương pháp điều trị và thăm khám kịp thời trong trường hợp cần thiết.