Bạn đã bao giờ bị đau họng không ho không sốt chưa? Đây là vấn đề mà rất nhiều người từng gặp nhưng lại không có đủ những kiến thức cần thiết về nó. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin hữu ích về vấn đề này.
Đau họng không ho không sốt nguyên nhân do đâu?
Đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do:
Viêm thanh quản vì nói hay la hét quá độ
Khi bạn nói liên tục nhiều giờ liên hoặc la hét quá to, cổ họng của bạn sẽ gặp tổn thương do các áp lực đè nén. Vì vậy, lớp niêm mạc của chúng sưng lên, đau rát và đôi khi là giọng của bạn thô ráp hơn hoặc thậm chí là mất tiếng một thời gian ngắn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Đây là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nó khiến acid dạ dày và khí nóng xâm lấn lên khu vực thực quản và cổ họng, khiến lớp bảo vệ bị viêm và sưng đỏ. Vì đây là hệ quả của trào ngược nên bạn sẽ chỉ bị đau họng không ho không sốt.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu streptococcus nhóm A gây ra hoàn toàn có thể khiến bạn chỉ cảm thấy không ho hay sốt. Theo các bác sĩ đây được xem như một dấu hiệu khởi phát của việc cơ thể bạn bị nhiễm trùng.
Bệnh cảm lạnh thông thường
Khi bạn bị virus cảm lạnh tấn công, ở giai đoạn khởi phát, họng của bạn sẽ có cảm giác thô ráp, đau khi nuốt thứ gì đó mà không kèm theo ho và sốt.
Viêm amidan
Khi amidan bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, họng của bạn có thể bị sưng đau. Các triệu chứng khác của viêm amidan cũng không hay kèm theo ho hay sốt.
Đau họng không ho không sốt phải làm sao?
Bên cạnh việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có rất nhiều cách làm giảm đau họng tại nhà mà bạn có thể thực hiện:
Cây xô thơm và hoa cúc tím
Cây xô thơm có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải nhưng nó được trồng rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu, là cây xô thơm rất giàu các hoạt chất chống viêm và chúng được dùng để cải thiện triệu chứng đau họng không ho không sốt.
Còn hoa cúc tím được chứng minh là có tác dụng chống lại vi khuẩn gây hại và giảm viêm hiệu quả. Thực tế là trong y học cổ truyền, hoa cúc tím đã được dùng như một vị thuốc bổ phế lâu đời vì hiệu quả tuyệt vời nó đem lại.
Bạn có thể kết hợp hai dược liệu này để làm thuốc xịt giảm đau họng. Công thức như sau:
- Một thìa canh lá cây xô thơm
- Một thìa canh hoa cúc tím
- Một nửa cốc nước lọc
Bạn đun sôi nước rồi dùng nó hãm lá cây xô thơm và hoa cúc tím trong khoảng 30 phút đồng hồ. Sau đó bạn lọc lại hỗn hợp qua một tấm vải xô và thêm vào đó tầm nửa chén rượu mạnh (có thể bỏ nếu bạn không thích mùi cồn). Bạn đổ dung dịch trên vào bình dạng vòi xịt và sử dụng cách nhau hai tiếng hoặc bất kỳ khi nào bạn thấy cần.
Giấm táo
Có thể bạn vẫn còn xa lạ với giấm táo nhưng từ lâu nó đã được người Hy Lạp cổ đại sử dụng như một vị thuốc trị đau họng hiệu quả. Nguyên nhân là vì thành phần chính của nó là hoạt chất axit axetic có tác dụng chống lại vi khuẩn, giảm viêm. Bạn có thể sử dụng công thức sau để chữa đau họng không ho không sốt:
- Một ly nước ấm
- Một thìa cà phê giấm táo
- Một thìa cà phê mật ong
- Trộn đều và dùng hỗn hợp này để làm dịu và ấm cổ họng
Nước muối loãng
Ông bà ta từ lâu đã dùng nước muối loãng để vệ sinh khoang miệng và khu vực vòm họng. Lý do là vì tính mặn của muối trắng giúp diệt khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Súc miệng bằng một ly nước muối loãng (bạn nên pha âm ấm) giúp cổ họng đang đau rát của bạn có cải thiện đáng kể.
Rễ cây cam thảo
Rễ cây cam thảo được các nhà khoa học nghiên cứu rằng có tác dụng tương tự aspirin, giúp bạn giảm đau họng hiệu quả. Không những thế, đông y cho rằng cam thảo vị ngọt, tính ấm có thể dùng bổ phế, làm ấm giọng. Bạn có thể hãm nó với nước sôi để uống như nước trà hoặc dùng để súc miệng giúp điều trị đau họng không ho không sốt hiệu quả.
Dầu dừa
Dầu dừa có thể làm dịu cổ họng, chống viêm nhiễm và giúp cơ thể bạn tiêu diệt các tác nhân xâm hại. Một vài gợi ý mà bạn nên thử với dầu dừa:
- Thêm một thìa cà phê dầu dừa vào trà hoặc cacao nóng
- Thêm một thìa cà phê dầu dừa vào súp
- Ngậm một thìa cà phê dầu dừa và để nó từ từ chảy xuống cổ họng
Lưu ý: Bạn nên dùng tối đa 30ml dầu một ngày để tránh tác dụng phụ là nhuận tràng của nó. Nếu bạn là người mới bắt đầu dùng dầu dừa, 5ml một ngày là đủ
Bị đau họng không ho không sốt khi nào cần đi khám?
Bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế nếu:
- Tình trạng đau họng không ho hay sốt kéo dài không cải thiện dù bạn đã sử dụng một số biện pháp.
- Ngoài đau họng, bạn còn bị khàn tiếng từ hai tuần trở lên
- Có các mụn mủ trắng trên amidan hay lớp niêm mạc họng
- Đau họng kèm chảy nước mũi, hắt hơi hoặc mặt bị ngứa
- Đau họng kèm chảy nước dãi hoặc chứng khó nuốt
- Đau họng và sau đó là đau tai trong
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích liên quan đến đau họng không ho không sốt. Vì sức khỏe là vốn quý nhất, bạn hãy luôn luôn quan tâm đến bản thân và gia đình của mình.
>> Tìm hiểu: Rát lưỡi đau họng nguyên nhân do đâu? Cách chữa mới nhất