Gai gót chân hay người ta còn gọi đây là một mô liên kết dày. Nhằm hỗ trợ các cấu trúc dưới của bàn chân, ảnh hưởng nhiều đến vùng gót chân. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Đau gót chân là bệnh gì?
Đau gót chân hay còn gọi là bệnh gai gót chân, bệnh này là hệ quả của chứng bệnh viêm cân gan chân. Phần chân của chúng ta có một lớp cân bám vào phần xương gót, trải dài ra năm ngón chân. Nơi bám chủ yếu của lớp cân này thường ở dưới vùng gót chân. Nhiều nguyên nhân dẫn đến chỗ bám này bị suy yếu, viêm mãn tính rồi ngấm đọng chất canxi ở đó. Nguyên nhân chính bị đau là do đầu cân xuất hiện viêm mãn tính, chứ không phải do gai đâm vào chân làm bạn đau.
Nguyên nhân chính dẫn đến bị gai gót chân
Thường thì bệnh nhân gai gót chân sẽ không có những nguyên nhân cụ thể, bệnh thường gặp nhiều nhất ở người già. Tuy vậy, mỗi chấn thương nhỏ ở cân bàn chân sẽ là một trong những biểu hiện bắt đầu của căn bệnh này. Các tổn thương thường cách gót chân mấy cm và rất đau khi chạm vào. Và thường dễ bị mắc bệnh đau gót chân sẽ gặp trong những tình huống sau đây:
- Thường xuyên tác động lên bàn chân, một hoạt động nào đó rất dài như chạy, đứng, đi bộ… quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này xảy ra.
- Những trường hợp mang giày cao gót quá cao, chịu ảnh hưởng của giày cao gót tác động lên bàn chân khá nhiều gây tổn thương. Đặc biệt với trường hợp giày cao gót ít đệm càng dễ bị đau chân.
- Những trường hợp thừa cân cũng rất dễ bị mắc chứng gai gót chân, bởi lúc đó lực tác dụng lên bàn chân sẽ lớn hơn bình thường.
- Trường hợp bị căng cơ đột ngột, do đang đi cầu thang hoặc đi bộ nhón chân.
- Bị căng gân Achilles: Đây là một nguyên nhân dễ ảnh hưởng đến duỗi mắt cá chân, dễ tổn thương cân mạc gan bàn chân.
Phương pháp chữa gai gót chân hiệu quả
Sau một thời gian, các mô cân mạc sẽ được giảm dần, giống như việc các mô dây chằng bạn. Có thể mất vài tháng hoặc nhiều hơn để có thể hồi phục chúng lại về trạng thái lúc đầu.
Tuy nhiên, một số phương pháp dưới đây có thể giúp bạn phục hồi được căn bệnh đau gót chân một cách hiệu quả nhất nhé:
- Thư giãn bàn chân: Đây là việc cần làm nhất để tránh việc bị bệnh, đầu tiên bạn cần hoạt động, chạy hay đi bộ ít đi… Và thường xuyên nắn bóp căng lòng bàn chân khi bạn bị viêm bàn chân, bạn nên thực hiện điều này càng nhiều càng tốt.
- Giày dép: Đây là một điều cực kị và dễ bị mắc bệnh gai gót chân khi bạn đi giày quá chật, không có lớp đệm dày ở đế giày, rất dễ dẫn đến tình trạng bị đau chân ngày càng cao. Bạn nên chọn cho mình những đôi thể thao êm và nhẹ nhàng, thay vì chọn sandal hoặc giày cao gót nhé.
- Chườm đá, chườm nước nóng: Đây là một trong những biện pháp cần thiết cho những lần đau chân của bạn. Mỗi khi đau chân bạn nên chườm nước nóng hoặc đá khoảng 20 phút đến 30 phút. Sau đó bạn sẽ thấy chân mình giảm đau đi rất nhiều đấy.
- Tập luyện: Thường thì những người bị bệnh này, sẽ có những bài tập nhẹ nhàng, giúp làm cơ thể thư giãn. Đồng thời mục đích chính của bài tập nhẹ nhàng này chính là giúp nới lỏng những dây chằng, cân mạc trên và dưới gót chân. Đối với những bài tập này, bạn cần dùng đến sự trợ giúp của các bác sĩ.
- Việc tự ý dùng thuốc sẽ để lại những hậu quả hết sức khó lường. Chính vì vậy, để chữa trị bệnh này một cách an toàn cần phải đến sự giúp đỡ của các bác sĩ rất nhiều.
- Cấu trúc bàn chân bị sai lệch: Đây là một trong những nguyên nhân chính, dễ gặp nhấ ở người bệnh gai gót bàn chân.
Bài thuốc dân gian trị bệnh gai gót chân tốt nhất
Bệnh gai ở gót chân thường hay gặp nhất ở những người cao tuổi. Bệnh thường được biểu hiện đau nhức ở các vùng gót chân, ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt khi đứng lên đi lại nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị đau nhức, ở những tình trạng khác nhau. Mặc dù căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng rất dễ ảnh hưởng đi lại và sức khỏe của bạn và gây khó chịu. Ngoài việc bạn tự xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng các bài thuốc đơn giản sau đây:
Bài thuốc 1
Rễ cây cà (cà pháo, cà tím, cà bát… đều được hết nhé) với lượng vừa đủ. Được sắc lấy nước ngâm hàng ngày khoảng 40 phút cho đến 60 phút, mỗi ngày bạn có thể ngâm 1 lần hoặc 2 lần.
Bài thuốc 2
Đậu phụ cho vào đun cách thủy, sau đó đổ ra thau rồi đặt hờ trên bàn chân để xông hơi. Đợi đến khi đậu phụ nguội bớt, có thể đặt bàn chân lên trên đậu phụ để chườm một cách thoải mái mà không sợ bị bỏng. Cứ làm như vậy cho đến 3 hoặc 5 lần. Mỗi lần đậu phụ nguội lại hâm nóng lại là được nhé.
Bài thuốc 3
Đây là bài thuốc với xương rồng gai, đầu tiên bạn cần loại bỏ hết gai và sau đó tách thành 2 phần nhỏ. Vào buổi tối, sau khi rửa sạch chân và lau khô lấy các phần đã cắt của xương rồng đắp vào phần đau ở dưới gót chân. Sau đó dùng vải băng buộc lại cố định ở chân 12 giờ sau đó mới bỏ ra. Làm liên tục như vậy trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt hơn rất nhiều.
Bài thuốc 4
Rễ cây đỗ tương đem đi sắc rồi ngâm chân hằng ngày, vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Chú ý là ngâm chân khoảng 40 phút đến 60 phút, để đạt hiệu quả nhất nhé.
Bài thuốc 5
Dấm ăn cũng là một trong những loại ngâm chân chữa bệnh gai gót chân hiệu quả. Bạn chỉ cần đun nóng đến mức độ có thể ngâm chân được, sau đó đổ ra chậu ngâm chân từ 30 phút đến 60 phút hàng ngày. Thường sẽ ngâm chân trong vòng 15 ngày sẽ đỡ đau.
Ngâm trong vòng 1 tháng, bệnh tình sẽ thuyên giảm đi rất nhiều lần. Hơn thế nữa đối với dấm đã ngâm chân bạn có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để có thể tiết kiệm chi phí nhất có thể nhé.
- Tràn dịch khớp gối là gì? Bao lâu thì khỏi và nên ăn gì?
- Gai khớp gối là bệnh gì? Triệu chứng và các giai đoạn phát triển
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn có thể biết được cách chữa trị đơn giản tại nhà cũng như nguyên nhân gây ra bệnh gai gót chân rồi phải không nào? Chúc các bạn có một sức khỏe như ý và tìm ra được nhiều cách cũng như chữa được bệnh này sớm nhất nhé.