Viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết, triệu chứng bệnh lại khởi phát làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là dạng nhiễm trùng hệ hô hấp rất thường gặp khi thời tiết thay đổi hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của căn bệnh này là các phản ứng ho, khạc đờm, lượng dịch nhầy và khá đặc. Gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng.
Dựa vào đặc điểm tổn thương, bệnh được chia thành 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và dạng bệnh mãn tính.
- Viêm phế quản mãn tính: Là tình trạng bệnh khởi phát đột ngột lần đầu, thường kéo dài trong khoảng 4 – 6 tuần. Bệnh xảy ra khi niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng gây ra hiện tượng sưng, phù đường thở, kèm theo dịch nhầy đặc như nước mũi.
- Viêm phế quản mãn tính: Là tình trạng viêm phế quản cấp tính không được quan tâm điều trị đúng cách. Thời gian diễn tiến của bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Lúc này niêm mạc đường thở liên tục bị kích thích gây ra các phản ứng ho, ngứa rát cổ họng, ăn uống mất ngon. Nếu không được điều trị triệt để có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Triệu chứng viêm phế quản
Viêm phế quản là căn bệnh tác động trực tiếp đến hệ hô hấp của người bệnh. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh thống qua các triệu chứng sau:
- Ho, ho khan, ho có đờm: Đây là triệu chứng rất đặc trưng khi phế quản bị viêm và kích ứng. Lúc này phế quản sẽ liên tục co bóp làm tăng tiết dịch nhầy và sinh ra phản ứng ho để đào thải dịch nhầy ra ngoài. Cơn ho có xu hướng xuất hiện nhiều về buổi sáng sớm và ban đêm.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu: Người bệnh cảm thấy các cử động của cơ thể trở nên thiếu linh hoạt, trì trệ và uể oải, mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống.
- Tức ngực, khó thở: Viêm phế quản là lúc ống phế quản đã bị tổn thương, phù nề và xung huyết. Điều này sẽ làm cản trở quá trình hô hấp của đường thở khiến cho người bệnh cảm thấy đau tức ngực và khó thở, thở khò khè.
- Sốt vừa và sốt cao: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu không thể chống lại tác nhân gây bệnh sẽ gây ra phản ứng viêm toàn thân thông qua biểu hiện sốt. Cơn sốt có thể ở mức độ vừa và sốt cao, kéo dài đến 3 – 4 ngày tùy vào mức độ tổn thương của người bệnh. Triệu chứng ngày thường xuất hiện ở các trường hợp viêm phế quản cấp tính.
Nguyên nhân gây viêm phế quản
Tác nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản là virus. Trong đó điển hình nhất là virus cúm, virus RSV và virus sởi. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu hoặc hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Theo đó, các nguyên nhân chín dẫn đến viêm phế quản gồm:
Thời tiết thay đổi đột ngột
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phế quản ở người già và trẻ nhỏ. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi để hoạt động một cách bình thường. Khi đó niêm mạc hệ hô hấp sẽ bị kích thích mạnh dẫn đến viêm phế quản và rất nhiều bệnh lý khác liên quan đến hệ hô hấp.
Môi trường sống bị ô nhiễm
Môi trường sống bị ô nhiều khói bụi, hóa chất độc lại sẽ làm tổn thương niêm mạc phế quản. Gây ra tình trạng tăng tiết dịch đờm trong nang phế quản. Đây chính là môi trường thuận lợi để tác nhân gây bệnh ký sinh và bùng phát mạnh mẽ gây ra bệnh viêm phế quản.
Yếu tố tuổi tác
Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch non nớt, chưa thực sự hoàn thiện và người già, sức khỏe suy giảm, sức đề kháng cũng bị suy yếu đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản. Bởi lúc này hàng rào bảo vệ của cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus gây bệnh. Đến một thời điểm nào đó, chúng sẽ vượt qua được hàng rào này và gây ra tình trạng nhiễm trùng phế quản.
Lạm dụng chất kích thích
Các chất kích thích như: Bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,… đều là những thực phẩm chứa nhiều thành phần hóa chất và các độc tố có hại cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng nhóm chất này sẽ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm đáng kể.
Mặt khác, chất nicotin trong thuốc lá còn là thủ phạm gây ra phản ứng viêm ở niêm mạc hầu họng và đường hô hấp. Vì vậy, thường xuyên sử dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh viêm phế quản.
Mắc bệnh về dạ dày
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản hay chứng ợ hơi, ợ chua sẽ khiến niêm mạc đường thở thường xuyên bị tác động bởi axit dịch vị dạ dày. Từ đó gây ra bệnh viêm phế quản.
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản được biết đến là một trong những bệnh rất phổ biến về hệ hô hấp. Thế nhưng viêm phế quản có nguy hiểm không? nó gây ra những ảnh hưởng như thế nào cho sức khỏe thì không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy, nhiều trường hợp chủ quan với bệnh đã dẫn đến các biến chứng đáng tiếc.
Theo chia sẻ của các các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, mặc dù ít có khả năng đe dọa đến tính mạng. Nhưng nếu không được thăm khám, điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm là:
- Biến chứng viêm phổi: Hiện tượng viêm nhiễm kéo dài và ngày càng nghiêm trọng ở ống phế quản sẽ lây lan viêm nhiễm đến tế bào phổi và dẫn đến nguy cơ viêm phổi. Điều này khiến cho việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
- Hen phế quản: Khi viêm phế quản gây biến chứng hen phế quản sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Bởi bệnh hen sẽ gây ra tình trạng tức ngực, khó thở, thở gấp, người bệnh gần như phải sống chung với thuốc điều trị. Khi cơn hen phát tác mà không được xử lý kịp thời có thể gây suy hô hấp và tử vong.
- Biến chứng các bệnh về tim mạch: Hệ hô hấp và hệ tim mạch của của cơ thể người luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi phế quản bị tổn thương không được điều trị dứt điểm sẽ dần gây tổn thương cho các bộ phận xung quanh. Trong khi đó, tim mạch là các bộ phận rất gần với đường thở nên rất khó tránh được các tổn thương cho viêm phế quản gây ra.
Viêm phế quản có chữa khỏi không?
Viêm phế quản là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng vẫn có cơ hội chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia về bệnh Hô hấp, nếu được can thiệp sớm, bệnh viêm phế quản có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại hậu di chứng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Chủ động thăm khám, điều trị sớm ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện triệu chứng bệnh
- Có tinh thần hợp tác với bác sĩ điều trị trong suốt quá trình chữa bệnh
- Kiên trì điều trị và thực hiện đúng phác đồ cũng như sự chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất để cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh và ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.
Điều trị viêm phế quản
Các biện pháp điều trị viêm phế quản phổ biến hiện nay gồm có:
Điều trị bằng Tây y
Các loại thuốc Tây có tác dụng tốt trong điều trị viêm phế quản gồm có:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm, làm dịu niêm mạc đường thở và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Tùy vào tổn thương cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp
- Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng dịch đờm, làm giảm tình trạng khó thở, tức ngực. Dịch đờm được làm loãng sẽ dễ dàng được đào thải ra ngoài.
- Thuốc chống viêm: Thuốc có tác dụng kiểm soát các phản ứng viêm của cơ thể, phòng ngừa nguy cơ viêm phế quản biến thể thành dạng mãn tính.
- Thuốc giảm ho: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng ho khan, ho có đờm. Giúp người bệnh ăn ngon, ngủ yên. Tránh tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể do tình trạng ho nhiều về đêm gây ra.
Nhìn chung, các loại thuốc Tây đều mang lại tác dụng nhanh trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên nó có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn như: Ảnh hưởng đến chức năng thận, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng dân gian thường có chung ưu điểm là: An toàn, lành tính, chi phí thấp,… Vì vậy trong các trường hợp viêm phế quản dạng nhẹ, dân gian thường áp dụng cách chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả cao đang được áp dụng phổ biến:
Chữa viêm phế quản bằng lá diếp cá
- Người bệnh rửa sạch một nắm lá diếp cá tươi rồi xay hoặc giã nhuyễn để lọc lấy nước cốt
- Pha thêm 1 thìa mật ong vào nước cốt lá diếp cá rồi uống trực tiếp
- Áp dụng bài thuốc đều đặn ngày 2 lần, sau khoảng 7 ngày triệu chứng bệnh sẽ được đẩy lùi.
Lá trầu không chữa viêm phế quản
- Người bệnh rửa sạch 5 lá trầu không tươi rồi xay nhuyễn
- Thêm 15ml nước lọc vào nguyên liệu, khuấy đều
- Dùng khăn xô lọc lấy nước cốt lá trầu không
- Hòa nước thuốc với 1 thìa mật ong rồi uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn để sớm đạt được hiệu quả như mong muốn
Gừng tươi chữa viêm phế quản
- Người bệnh cạo vỏ 500g gừng tươi rồi rửa sạch
- Thái nguyên liệu thành từng lát mỏng rồi xay nhỏ
- Lọc nguyên liệu lấy nước cốt
- Cô đặc nước cốt gừng với 200ml mật ong nguyên chất trên lửa nhỏ rồi tắt bếp
- Mỗi ngày lấy một thìa cà phê nguyên liệu hòa với 200ml nước ấm để uống trực tiếp. Phần nguyên liệu còn lại bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
- Áp dụng bài thuốc liên tục, sau khoảng 7 ngày, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chữa viêm phế quản bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản đều rất an toàn, lành tính. Có tác dụng điều trị bệnh từ nguyên nhân, đồng thời bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát rất hiệu quả. Vì vậy, chữa bệnh viêm phế quản bằng Đông y đang ngày càng được áp dụng phổ biến.
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Tiền hồ, sinh khương, chỉ xác, cam thảo, cát cánh, hạnh nhân, trần bì và tô diệp mỗi vị 15g.
Cách thực hiện:
- Người bệnh đổ nguyên liệu vào ấm, sắc với 1 lít nước đến khi lượng nước còn lại 13 thì dừng
- Dùng nước thuốc thu được uống thành 3 lần trong ngày, nên sử dụng thuốc khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 1 tuần, bệnh viêm phế quản sẽ sớm được đẩy lùi
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Ngũ vị tử, bán hạ, quế chi, tế tân, can thượng, ma hoàng và cam thảo: Mỗi vị 16g.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem sắc nguyên liệu với 1 lít nước đến khi lượng nước còn lại khoảng 300ml thì tắt bếp
- Chia nước thuốc thành 3 phần, uống thành 3 lần và uống hết trong ngày. Sau 5 – 7 ngày, triệu chứng bệnh sẽ được khắc phục.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phế quản và cách điều trị an toàn, hiệu quả. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!